Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Tìm Hiểu KINH BẪY MỒI


Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. - “Bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Chư Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi khi gieo đồ mồi cho đàn nai không nghĩ rằng: “Ta gieo đồ mồi này cho đoàn nai ăn để đàn ấy được sống lâu, được tốt đẹp thêm và được nuôi dưỡng lâu dài hơn”. Chư Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi khi gieo đồ mồi cho đàn nai nghĩ rằng: “Ta gieo đồ mồi này cho đàn nai, để đàn này xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn. Sau khi xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn, chúng trở thành mê loạn; do mê loạn, chúng trở thành phóng dật; do phóng dật chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn, giữa các đồ mồi này”.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đàn nai đầu tiên xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi này do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Chúng xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi, nên trở thành mê loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Chư Tỷ-kheo, như vậy đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ hai suy nghĩ như sau: “Đàn nai đầu tiên này xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi này do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Chúng ở đây xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi, nên trở thành mê loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Như vậy, đàn nai đầu tiên không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú”. Rồi đàn nai ấy hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú. Cuối tháng mùa hạ, cỏ nước khan hiếm, thân hình đàn nai ấy trở thành hết sức gầy yếu. Vì thân hình đàn nai ấy trở thành hết sức gầy yếu, sức lực của chúng bị kiệt quệ. Vì sức lực bị kiệt quệ, đàn nai ấy trở lại các đồ mồi của người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Chúng ở đây xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi. Vì chúng ở đây xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi, nên trở thành mê loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Như vậy đàn nai thứ hai không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ ba suy nghĩ như sau: “Đàn nai đầu tiên này xâm nhập tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi... (như trên)... Như vậy, đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Còn đàn nai thứ hai này suy nghĩ như sau: “Đàn nai đầu tiên này xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi... (như trên)... Như vậy đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy hoàn toàn từ bỏ các món ăn bẫy mồi, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú”. Rồi đàn nai ấy hoàn toàn từ bỏ các món ăn bẫy mồi, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú. Cuối tháng mùa hạ, cỏ nước khan hiếm, thân hình đàn nai ấy trở thành hết sức gầy yếu. Vì thân hình đàn nai ấy trở thành hết sức gầy yếu, sức lực của chúng bị kiệt quệ. Vì sức lực bị kiệt quệ, đàn nai ấy trở lại các đồ mồi ấy do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Chúng ở đây xâm nhập tham đắm ăn các đồ mồi. Vì chúng ở đây xâm nhập tham đắm ăn các đồ mồi, nên trở thành mê loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Như vậy đàn nai thứ hai không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Nay chúng ta hãy làm một chỗ ấn nấp gần các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Sau khi làm chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ta sẽ ăn các đồ mồi ấy do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập không tham đắm ăn các món ăn, chúng ta sẽ không mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta sẽ không phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta sẽ không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi của người thợ săn bẫy mồi”. Rồi chúng làm một chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Sau khi làm chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ăn các đồ mồi ấy do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, nên chúng không mê loạn. Do không mê loạn, chúng không phóng dật. Do không phóng dật, chúng không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi.
– Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và quyến thuộc người thợ săn bẫy mồi suy nghĩ như sau: “Đàn nai thứ ba này thật tinh khôn, xảo quyệt. Đàn nai thứ ba này thật có thần lực và ma quái. Chúng ăn các đồ mồi được gieo ra này, mà chúng ta không được biết đường đi lối về của chúng. Vậy chúng ta hãy bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này, với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Rồi chúng ta có thể thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ ba này, chỗ chúng có thể đi để lấy đồ ăn”. Rồi họ bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và những người quyến thuộc người thợ săn bẫy mồi thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ ba, chỗ chúng đi để lấy đồ ăn. Như vậy này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ ba này không thoát được như ý lực của người thợ săn bẫy mồi.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ tư suy nghĩ như sau: “Đàn nai đầu tiên này xâm nhập tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi... (như trên)... Như vậy đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Còn đàn nai thứ hai này suy nghĩ như sau: “Đàn nai đầu tiên này xâm nhập tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi... (như trên)... Như vậy đoàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy... (như trên)... ”. Như vậy đàn nai thứ hai này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Đàn nai thứ ba suy nghĩ như sau: “Đàn nai đầu tiên xâm nhập tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi... (như trên)... Như vậy đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Còn đàn thứ hai này suy nghĩ như sau: “Đàn nai đầu tiên này xâm nhập tham đắm ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi... Như vậy, đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy... (như trên)... ”. Như vậy đàn nai thứ hai này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy làm một chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Sau khi làm chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm chúng ta sẽ ăn các đồ mồi ấy do người thợ săn gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm, ăn các món ăn, chúng ta sẽ không mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta sẽ không phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta sẽ không trở thành những vị bị làm theo ý người ta muốn giữa những đồ mồi của người thợ săn bẫy mỗi”. Rồi chúng làm một chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Sau khi làm chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ăn các đồ mồi ấy do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, chúng không mê loạn. Do không mê loạn, chúng không phóng dật. Do không phóng dật, chúng không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa những đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Ở đây, người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy suy nghĩ như sau: “Đàn nai thứ ba này thật tinh khôn, xảo quyệt. Đàn nai thứ ba này thật có thần lực và ma quái. Chúng ăn các đồ mồi được gieo ra mà chúng ta không được biết đường đi lối về của chúng. Vậy chúng ta hãy bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Rồi chúng ta có thể thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ ba này, chỗ chúng có thể đi để lấy đồ ăn”. Rồi họ bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ ba, chỗ chúng đi để lấy đồ ăn. Như vậy đàn nai thứ ba ấy đã không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy làm một chỗ ẩn nấp, tại một nơi mà người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy không thể đến được. Làm chỗ ẩn nấp tại đó xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ta sẽ ăn các đồ mồi do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, chúng ta sẽ không mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta sẽ không phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta sẽ không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi của người thợ săn bẫy mồi”. Rồi đàn nai thứ tư làm một chỗ ẩn nấp tại một nơi mà người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy không thể đến được. Làm chỗ ẩn nấp tại đó xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ăn các đồ mồi do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, chúng không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, chúng không trở thành phóng dật. Do không phóng dật, chúng không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi của người thợ săn bẫy mồi.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy suy nghĩ như sau: “Đàn nai thứ tư này thật tinh khôn, xảo quyệt. Đàn nai thứ tư này thật có thần lực và ma quái. Và chúng ăn các đồ mồi được gieo ra mà chúng ta không biết được đường đi lối về của chúng. Vậy chúng ta hãy bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Rồi chúng ta có thể thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ tư này, chỗ chúng có thể đi để lấy đồ ăn”. Rồi họ bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Nhưng này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy đã không thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ tư này, chỗ chúng có thể đi để lấy đồ ăn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thợ săn và những quyến thuộc của người ấy lại suy nghĩ như sau: “Nếu chúng ta đánh phá đàn nai thứ tư này, chúng bị đánh phá sẽ đánh phá các đàn nai khác; các đàn nai khác bị đánh phá sẽ đánh phá các đàn nai khác nữa. Như vậy toàn thể đàn nai sẽ từ bỏ các đồ mồi được gieo này. Vậy chúng ta chớ có can thiệp vào đàn nai thứ tư”. Này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy không can thiệp vào đàn nai thứ tư. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ tư đã thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi.
Này các Tỷ-kheo, tỷ dụ này được Ta dùng để giải thích ý nghĩa. Và ý nghĩa ở đây là như sau: Chư Tỷ-kheo, đồ mồi đồng nghĩa với năm dục trưởng dưỡng. Chư Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi đồng nghĩa với Ác ma. Chư Tỷ-kheo, các quyến thuộc của người thợ săn bẫy mồi đồng nghĩa với quyến thuộc của Ác ma. Chư Tỷ-kheo, các đàn nai đồng nghĩa với các Sa-môn, Bà-la-môn.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Ở đây, họ xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn, nên trở thành mê loạn; vì mê loạn, họ trở thành phóng dật; vì phóng dật, họ trở thành những người bị làm theo ý Ác ma muốn giữa các đồ mồi này và giữa các vật dụng thế gian. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này không thoát được như ý lực của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, Ta nói hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này giống như đàn nai đầu tiên trong thí dụ.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai suy nghĩ như sau: “Hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này đã xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra, và các vật dụng thế gian. Ở đây, họ xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn, nên trở thành mê loạn; vì mê loạn, họ trở thành phóng dật; vì phóng dật, họ trở thành những người bị làm theo ý Ác ma muốn giữa các đồ mồi ấy và giữa các vật dụng thế gian. Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Vậy, chúng ta hãy hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi và các vật dụng thế gian, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú”. Họ hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi, các vật dụng thế gian, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú. Ở đây, họ trở thành những người ăn cỏ lúa, ăn lúa tắc, những người ăn gạo lức, những người ăn hột cải Nivara, những người ăn da vụn, những người ăn trấu, những người ăn nước bột gạo, những người ăn hột vừng, những người ăn cỏ, những người ăn phân bò, những người ăn trái cây, những người ăn rễ cây trong rừng, những người ăn trái cây rụng để sống.
Cuối tháng mùa hạ, cỏ nước trở thành khan hiếm, thân hình của hạng Sa-môn, Bà-la-môn ấy trở thành hết sức gầy yếu. Vì thân hình hạng Sa-môn, Bà-la-môn ấy trở thành hết sức gầy yếu, nên sức lực tinh tấn của họ bị kiệt quệ. Vì sức lực tinh tấn bị kiệt quệ, nên tâm giải thoát bị kiệt quệ. Vì tâm giải thoát bị kiệt quệ, họ trở lui lại các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Ở đây, họ xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn. Do ở đây xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn, chúng trở thành mê loạn. Do mê loan họ trở thành phóng dật. Do phóng dật, họ trở thành những người bị làm theo ý Ác ma muốn giữa các đồ mồi này và giữa các vật dụng thế gian. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai này giống như đàn nai thứ hai trong ví dụ này.
Này các Tỷ-kheo, ở đây hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba suy nghĩ như sau: “Hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi được Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian... (như trên)... Như vậy hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai suy nghĩ như sau: “Hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra, và các vật dụng thế gian... (như trên)... Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Vậy chúng ta hãy hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi... (như trên)... chúng ta từ bỏ hoàn toàn các đồ mồi... (như trên)... ”... Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai này cũng không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Vậy chúng ta hãy làm một chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Ở đây, sau khi làm một chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ta sẽ ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Do không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, chúng ta sẽ không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta sẽ không trở thành phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta sẽ không trở thành những người bị làm theo Ác ma muốn, giữa các đồ mồi và các vật dụng thế gian.” Hạng Sa-môn, Bà-la-môn này làm chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi do Ác ma gieo ra và giữa các vật dụng thế gian. Sau khi làm chỗ ẩn nấp ở đây xong, họ không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Không xâm nhập, không tham đắm, họ không ăn các đồ mồi nên không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, họ không trở thành phóng dật. Do không phóng dật, họ không trở thành những người bị làm theo Ác ma muốn giữa các đồ mồi và các vật dụng thế gian. Nhưng rồi họ có những tà kiến như sau: “Thế giới là thường còn; thế giới là không thường còn; thế giới là hữu biên; thế giới là vô biên; mạng sống và thân thể là một; mạng sống và thân thể là khác; Như Lai sau khi chết có tồn tại; Như Lai sau khi chết không tồn tại; Như Lai sau khi chết có tồn tại và không tồn tại; Như Lai sau khi chết không tồn tại và không không tồn tại”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba này giống như đàn nai thứ ba trong ví dụ này.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ tư suy nghĩ như sau: “Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ nhất xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi của Ác ma và các vật dụng thế gian... như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn này không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai suy nghĩ như sau: “Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ nhất... (như trên)... Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ nhất không thoát được như ý lực của Ác ma. Vậy, chúng ta hãy từ bỏ hoàn toàn các món ăn bẫy mồi... (như trên)... ”. Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba suy nghĩ như sau: “... (như trên)... Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Vậy chúng ta hãy làm chỗ ẩn nấp tại một nơi mà Ác ma và Ác ma quyến thuộc không thể đến được. Làm chỗ ẩn nấp ở đấy xong, chúng ta sẽ không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ ăn nên chúng ta không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta không trở thành phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta không trở thành những người bị làm theo Ác ma muốn, giữa các đồ mồi và các vật dụng thế gian”. Rồi họ làm chỗ ẩn nấp tại một nơi mà Ác ma và Ác ma quyến thuộc không thể đến được. Làm chỗ ẩn nấp ở đấy xong, họ không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian, nên họ không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, họ không trở thành phóng dật. Do không phóng dật, họ không trở thành những người bị làm theo Ác ma muốn giữa các đồ mồi và các vật dụng thế gian. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ tư đã thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, Ta nói hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ tư này giống như đàn nai thứ tư trong ví dụ này.
Này các Tỷ-kheo, sao gọi là Ác ma và Ác ma quyến thuộc không thể đến được? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Tỷ-kheo làm Ác ma mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Như vậy gọi là vị Tỷ-kheo làm Ác ma mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tĩnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Như vậy gọi là Tỷ-kheo... (như trên)... đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy gọi là Tỷ-kheo... (như trên)... đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng không tác ý đối với dị tưởng. Tỷ-kheo nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ. Như vậy gọi là Tỷ- kheo... (như trên)... đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng “Thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ. Như vậy, gọi là vị Tỷ-kheo... (như trên)... đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có một vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Như vậy gọi là Tỷ-kheo... (như trên)... đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy gọi là vị Tỷ-kheo... (như trên)... đường đi lối về. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng (định), sau khi thấy (mọi vật) với trí tuệ, các lậu hoặc được diệt trừ. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Tỷ-kheo làm Ác mà mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về. Vị ấy đã vượt khỏi tham trước ở đời.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Vài điều suy nghĩ về bài kinh trên.
Người thợ săn nai đặt mồi ngon cho nai đến không phải vì thương gì bầy nai, mà vì muốn hại cũng như thế là cạm bẫy ngũ dục mà ác ma, thiên ma đặt để dụ người tu hành.
Khi thợ săn đặt mồi, không vì thương đàn nai.
Cốt làm chúng mê loạn, vì miếng mồi ngon này.
Ác ma cũng giăng bẫy, đặt mồi thơm ngũ dục
Mê loạn người tu hành, cho vướng vào ma lực
Đàn nai đầu tiên đến, tham đắm các thức ăn.
Sa ngay vào cạm bẫy, làm mồi cho thợ săn
Đàn nai khác cũng vậy, sợ bỏ vào rừng sâu
Đến nơi không cỏ nước, đói khát lại âu sầu
Thân hình cũng tiều tụy, nai ra tìm thức ăn
Vì tham lam quá độ, sa vào bẫy thợ săn
Đàn nai thứ ba đến, làm chổ nấp gần mồi
Ra ăn vừa đủ sống, vào ẩn nấp đợi thời
Thợ săn lùng kiếm được, chổ ẩn nấp đàn nai
Gài bẫy giăng cùng khắp, bắt trọn ổ không sai
Chỉ đàn nai cuối cùng, mới quả thực tinh khôn
Mồi ăn vừa đủ sống, vào rừng sâu tẩu bôn
Nai đi đâu về đâu, thợ săn nào biết được
Đường đi không dấu vết, đàn nai thoát khổ sầu
Ø Có hạng tu tham dục, như đàn nai tham ăn
Bị ác ma tóm bẫy, mồi ngũ dục bủa giăng
Ø Có hạng do khổ hạnh, khiến thân tâm kiệt sức
Trở lại tham năm dục, không thoát bẫy ác ma
Ø Hạng ba không hưởng dục, cũng không quá ép xác
Nhưng lại có tà kiến, cũng gần với ác ma
Ø Ly dục trú  bốn thiền, và bốn định vô sắc
Cùng định diệt thọ tưởng, diệt trừ hết lậu hoặc
Tỷ kheo thứ tư này, làm ác ma mù mắt
Không ai tìm thấy được, dấu vết của  vị này.
Nam mô A Di Đà Phật

Lợi & Danh


Người đời thấy lợi thì ham,
Thấy danh thì quý, nên càng khổ thay.
Ai hay danh lợi buộc ràng,
Cho ta thêm khổ muôn ngàn đắng cay.
Giải bày tâm sự cùng ai,
Tu tâm dưỡng trí tháng ngày tiêu dao.
Nam Mô A Di Đà Phật

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Kiểm soát những cảm xúc động về tình cảm


Kiểm soát những cảm xúc động về tình cảm.
Bất kỳ là vào ở trường hợp nào, tốt hơn ta lặng lẽ làm thinh.
Đừng lãng phí khí lực của ta trong những câu chuyện vụn vặt, bàn tán câu chuyện hàng ngày, phê bình người kia kẻ nọ. Đừng tưởng đó là mất vẽ giao thiệp, chính đó là cách bớt những cử động vô ích cho mình và cho người.
Khi nào cần nói thì phải nói, nói một cách có ý thức. Đừng cải lẩy vô ích với ai cả. Đừng bao giờ vô tình để cho người ta bắt buộc mình phải nói. Trong khi nói đừng hấp tấp, vội vàng. Nói nhiều là do hiếu danh, do nóng nảy, nếu đúng lúc những khiêu khích thậm tệ hãy giữ thái độ trầm tỉnh, nên tự nhủ; “ Nếu ta giận là ta mắc kế ”.
Sự náo nhiệt ồn ào như; xe máy, caset, tivi… làm thần kinh ta khó chịu, đừng nhăn mặt tỏ vẽ khó chịu gì cả. Hãy tự nhủ, ta không để vật này làm náo động lòng ta.
Kẻ mắng ta, đánh ta, là kẻ không tự chủ. Nếu ta mắng và đánh lại. Ta sẽ ngang hàng với hạng người ấy hay sao? Đó là cái dũng của kẻ thất phu; “ Ta phải lễ độ với tất cả mọi người.
Danh dự ở nơi chân giá trị của mình không phải là ở nơi lời khen tặng của con người.
Khéo giữ gìn lời nói, như người chăn tù vậy, phải cấm cố cho kỷ càng.
Điềm tỉnh không phải chỉ để đối phó với việc lớn trong đời mà trong những việc rất nhỏ từ cử chỉ, dáng điệu từ nét mặt cũng phải kiểm soát và kiềm chế.
Sợ dư luận là một tâm bệnh hết sức nguy hiểm cho sự phát triển nhân cách của con người. Nó là quân thù số 1 phải lo trừ khử một cách khẩn cấp. Quá sợ dư luận bên ngoài, sao ta không quá sợ dư luận bên trong? Ai biết ta bằng ta? Ai hiểu ta bằng ta? Người quân tử sợ mình hơn sợ dư luận người.
Đừng bắt chước kẻ khác, cũng  đừng sợ thua sút kẻ khác. Ta bảo với con. Tại sao con xấu hổ vì diễn thuyết không được hay như kẻ khác. Người ta ở đời có tánh rụt rè, nhút nhát, tại ngờ mình và hay bắt chước kẻ khác. Vì ở đời không có gì giống nhau và không ai bắt chước ai được, nên Trang Tử có nói; “ Không ai kéo cẳng vịt cho dài, rút giò hạc cho ngắn được.” có tánh hay bắt chước kẻ khác là tại vì mình khinh mình.
Bất kỳ đứng trước mặt một người nào mà mình biết là tay lỗi lạc nhất, cũng đừng sợ dư luận của họ, vì họ là họ, mà mình là mình.
( chúc các bạn đọc xong, nhớ thực hành vào đời sống sẽ có niềm vui chính tự thân và làm hành trang cho sự sống.) 
Nam Mô A Di Đà Phật

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Thực Hành Tâm Đạo (ST)




1.     Nhịn nhục và cần mẫn
2.     Dứt khoát thất tình lục dục
3.     Tha thứ và thương yêu
4.     Nuôi dưỡng tinh thần phục vụ tối đa
5.     Bố thí và vị tha
6.     Đối đãi thực tâm và lễ độ
7.     Sống tạm để cứu đời, không phải để hưởng thụ
8.     Giữ tâm thanh tịnh bất cứ trường hợp nào xảy ra
9.     Quên mình để trì niệm lục tự Di Đà
10.   Hòa tan trong khổ, mưu cầu sớm thức tâm

Thiền Tham Thoại Đầu!


Một buổi trưa hè, tôi dạo quanh những con đường Sài Gòn chen chút nhau với những cái nhà to, nhà nhỏ, rồi tôi lượn quanh  qua đường 3/2 là đến con đường Hàn Hải Nguyên và đường Thái Phiên, đến đây tôi gặp một ngôi Chùa Liên Hoa, chùa này vốn dĩ của người Hoa kiến tạo vào năm 1971.Hiện nay, trụ trì do Thượng Tọa Duy Trấn đảm đương với nhiều Phật sự đa đoan, ấy thế Thầy còn đưa ra hàng tháng dành ra một tuần cho các tu sĩ, phật tử các nơi trở về cùng nhau tu tập theo phương pháp Tổ Sư Thiền hay còn gọi là Thiền Tham Thoại Đầu với sự nghi tình mà chúng ta tham. Nhưng cái gì  gọi là tham thoại đầu? như khi muốn nói một câu thoại thì phải khởi niệm, nghĩ suy rồi mới nói được. Lúc chưa khởi niệm muốn nói gọi là thoại đầu, nếu đã khởi niệm muốn nói, mặc dù miệng chưa nói được thành lời là thoại vĩ hay còn gọi là thoại đuôi rồi. Những câu nói nào làm cho tâm trí, trí tuệ do học vấn mà hiểu liền được, như vậy không gọi là tham thiền. Tham thiền chính là những câu nói mà không có một ai trả lời thông suốt, mà tự hỏi đi hỏi lại cho đến một ngày kia sẽ tiến tới thoại đầu. Lúc ấy, câu thoại tự mất, nếu còn câu thoại thì chưa đạt được thoại đầu. Ví như câu; “ Trước khi cha mẹ chưa sanh, mặt mũi bổn lai của ta ra sao?”
Việc gì ở đời muốn thành công, cũng phải bỏ ra nhiều thì giờ, nhiều công sức. Quan trọng hơn hết là khi dụng công tu hành tâm không nghĩ  tưởng mọi công ăn việc làm, hay chuyện nhà cửa, con cháu, tiền bạc, xe cộ… mà chỉ nhớ trên đầu một câu hỏi Thiền mà chúng ta chọn lựa. Nhưng từ lúc tu hành ta làm bất cứ việc gì cũng phải biết cho thật rõ ràng minh bạch, không còn sai phạm như lúc thường nữa. Vì khi tu không phải thân này như cỏ cây, cát đá, mà là mọi cảm xúc, nhận biết đều làm chủ hành động nói năng. Như khi cười nói , động tỉnh đều nhẹ nhàng chậm rãi, khoan thai, không bộp chộp, bóc hốt như khi chưa biết tu. Từ khi khởi niệm tu là phải thay đổi những tánh nết nóng nảy trở nên hiền thiện, từ nói nhanh hấp tấp trở nên đầm ấm dịu dàng. Dù chúng ta tu Pháp Môn nào cũng vậy, đều thống nhất chung của nhà Phật là làm chủ được tự thân, tự tâm, tự ý thức của bản thân.
Kính chúc chư vị đồng tu, các vị đồng học, mỗi ngày làm sáng tỏa giáo lý của Phật Đà qua hình ảnh thân tâm an lạc của chính bản thân chư vị.
Nam Mô A Di Đà Phật

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Phục Nguyện (1)


Nam mô Trung Thiên Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại chứng minh.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật tác đại chứng minh.
Nam Mô Đông Phương Giáo Chủ Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật tác đại chứng minh
Phục Nguyện
Đường về cực lạc trong suốt sáng ngần, cây báu bảy hàng gió khua thành nhạc, hoa thơm ngào ngạt, chim hót dịu dàng, thần thức được nhẹ nhàng đi về cỏi Phật.
Hiện tiền đệ tử chúng con một dạ chí thành phúng tụng kinh văn, nguyện đem công đức hồi hướng cho ông bà cha mẹ, nhiều đời nhiều kiếp, cùng hết thảy hương linh trong cỏi u huyền nghe được lời kinh tiếng kệ, tỏ ngộ đạo mầu siêu sanh Phật quốc.
Nguyện kỳ an chư Phật tử hiện tiền, thân tâm thanh tịnh, nghiệp chướng tiêu trừ, thiện căn tăng trưởng, lòng tin Tam Bảo càng sâu, tâm từ với chúng sanh thêm lớn.
Phổ nguyện, người còn phúc lạc, kẻ âm siêu rỏi, người sống bình an, thế xuất thế gian, tề thành Phật đạo.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật (3 lần)

Sớ Cúng Đầu Xuân (ST)


Văn Sớ Cúng Giao Thừa
Phục Dĩ: Tam dương khai thái, Ngũ phước lâm môn. Giờ giao thừa đảnh lễ đấng Từ Tôn, mùa Tuế đán đón mừng xuân – Khánh Triệu. Nước Bát đức thắm hoa lòng hàm tiếu, mây Tam đa vờn hương giới khai minh. Hướng tâm thành: lợi lạc chúng sanh; trình ý khẩn: quang huy quốc tộ.
Duyên nay có: Nước Việt Nam: .................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
Chúng con: nhân buổi giao thừa năm mới, đảnh lễ đấng Từ Tôn, cúng dường chư Phật, Bồ tát, Thánh Hiền, Bản Thổ Tài Thần, Địa Thần, kim niên đương cai thái tuế chí đức tôn thần.
Kỳ nguyện cho đệ tử chúng con: thân thể vinh an, gia đình hòa lạc; dân chúng đều hưởng chữ an vui, mọi người được triêm ân phước lợi.
Giờ đây: trước cảnh thiêng liêng của mùa Tuế Đán, chúng con thành tâm đảnh lễ:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca mâu Ni Phật.
Nam Mô Từ Thị Di Lặc Tôn Phật.
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
Nam Mô Diệu Cát Tường Bồ tát.
Nam Mô Nhật Quang Biến Chiếu Bồ tát.
Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ tát.
Nam Mô Kim Niên Cai Hành Khiển Trịnh Vương Chí Đức Tôn Thần. Hành Binh Thạch Tinh Liễu Tào Chí Đức Tôn Thần.
Kính Nguyện: chư Phật nhủ từ bi vô lượng, ban ân lành khắp cõi nhân gian, Chúa Xuân đem phước lộc đề đa, tạo cảnh mới đại đồng hoàn vũ. Khiến mọi người ân triêm Pháp nhũ, giữ giới mà giác ngộ tâm vương, để chúng con tắm ánh xuân huy, niềm vui được tràn lan quốc thổ. Khắp mọi nhà: nhân phong vật phụ; Khắp mọi người: an lạc thọ khương. Chúng con tắm gội ánh đạo vàng; nhân loại xưng dương mùa xuân thủ.
Người già lão đội ân sâu: Phật từ gia hộ. Khách thanh niên nhờ đức cả: cam lộ huân triêm cảnh vui tươi nhuần thấm, điều lợi lạc thực thi. Cùng sát cánh chen vai làm quang huy quốc tộ, quyết chung lòng góp sức mà phổ độ quần sanh. Nhân dân an lạc, thế giới thanh bình. Chúng con vô cùng cảm bội chư Phật chứng minh.
Mùa Tuế Đán - Giờ Giao Thừa - Xuân …..
Đệ Tử chúng con chí thành dâng sớ