Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

Tìm Về Thực Tại !


Khi bình minh vừa lóe dạng, muôn vật đang chuyển mình trong nắng ấm. Một ngày mới bắt đầu cho muôn ngàn công việc, và cho biết bao niềm vui, của một kiếp người. Nhưng cũng có bao nỗi niềm khát vọng của một nhân sinh còn vùi lấp trong bể khổ. Là một hành giả đang thực hành nếp sống tập tu, chuyển hóa khổ đau thành an lạc. Có đâu thọ hưởng của đàn việt, tín thí chẳng chút nghĩ suy rằng: “ Thân này nào có bền lâu, cây bên bờ, dây trong giếng đâu được lâu bền”. Còn người thế gian, vì tính toán, lo toan, ganh đua sự ăn mặc mà vất vã, cực khổ suốt ngày này sang tháng khác, nên họ quên nhìn lại mình, sinh ra đời để làm gì? Chẳng lẽ chỉ lo quần quật quanh năm thôi sao? Sao ta quên mất chủ nhân ông rồi? rồi cuối cùng có người vì ăn mặc mà đến nỗi tan thân, mất mạng cũng không chừng. Sao chúng ta là hành giả mà không nghĩ đến ăn để cho vừa no bụng, mặc để vừa ấm thân, vừa đủ no ấm là quá lắm rồi, cần chi phải cao lương mỹ vị, gấm vóc lụa là. Có làm gì thêm nữa thì cũng để che đậy cái túi da tanh hôi nầy, hay cái thùng phân đang được đậy kỷ, chớ có khác gì hơn đâu? Nếu người tu hành, hay hành giả, quý cầu cơm áo, gạo tiền, vật chất là hệ trọng, thật khó tiến được Đạo Hạnh. Ăn uống đạm bạc, đủ chất dinh dưỡng, mặc áo để che kín thân, trưởng dưỡng lòng từ bi thì Đạo Tâm phát triển tốt. Như Đức Thế Tôn của chúng ta hơn chúng ta từ tinh tấn, chuyên cần, tỉnh thức chiến đấu không ngừng, mới có thể hàng phục được lũ giặc ngu si, lười biếng, tham lam, ngạo mạn, sân hận… vì chúng ngủ ngầm trong thân tâm của mỗi hành giả, để đạt thành vô thượng giác. Vậy chúng ta cần thấy rõ ràng, minh bạch cố gắng vượt thoát khỏi mọi cạm bẩy của rừng già vô minh tham ái che phủ. Còn bạo hành của Danh Lợi đối với mình, với người thì tự khoe khoang, hoặc tìm cách dối phỉnh, gạt người. May ra có được vài người thiển học chú ý đến mình. Lúc bấy giờ con ma ngạo mạn, tự kiêu được dịp xâm nhập vào lục phủ ngũ tạng. Rồi gặp lúc thừa hứng, tự đại khoa ngôn cho mình là Thánh, là Thần, nói mà không tự kiểm đến việc làm, nói quá mức làm nơi tai hại cho chính mình và người. Cũng như những loài sâu mọt có tính cách đục khoét, ăn lần, ăn mòn trong ruột của cây cối, những tâm niệm xấu ác cũng đục khoét  cũng ăn lần, ăn mòn tâm lành của Ta. Làm cho ta đọa lạc triền miên sanh tử từ kiếp này sang kiếp khác. Chút Danh Lợi, là đầu nối giết chết tình nghĩa. Chúng núp lén, ẩn náo trong thân tâm làm ta giải đãi trên bước đường tiến tu giải thoát.
Ngày nay người học Phật, điêu luyện văn hay chữ tốt, đánh mất thời gian quý báo, nào có giúp ích gì cho sự thoát khỏi khổ đau, phiền lụy. Nếu ta mãi trau dồi văn bút cho diễm lệ, cho hay ho thì Đạo Quả đâu do ngòi bút lời văn mà thành. Hãy nổ lực tu tập bằng chính tự thân giác tánh, để có một nụ cười bất sanh, bất diệt. Vì thời gian mà ta lo sợ ngày tháng qua nhanh, công phu tu hành lỡ vỡ kéo hết kiếp này sang kiếp nọ, để chịu cảnh luân hồi trôi lăn trong sáu nẻo đó là; địa ngục, ngạ  quỹ, súc sanh, người, a tu la và trời. Ngẫm nghĩ lại xem có uổng phí bao công phu tu tập không? Nếu một phen vô thường đến làm sao hẹn chờ;
Gắng tu, gắng học cho thành,
Đừng cho uổng phí, những ngày còn xanh.
Ngày qua, tháng lại rất nhanh,
Kẻo không còn kịp, tử sanh đến kỳ!
Tấc bóng thời gian qua rất mau, mạng người cũng giảm theo từng sát na sanh diệt, biến chuyển luôn luôn không phút giây nào ngừng nghỉ. Một kiếp sống năm bảy mươi năm, vài ba mươi tuổi, nếu một lần ta hồi quang phản tỉnh lại,  thì tựa chừng ngày hôm qua.
 Trong kinh An Ban Thủ Ý có dạy; “ Trong khảy móng tay, tâm chuyển biến chín trăm sáu mươi lần sanh diệt, một ngày một đêm có ba mươi ức ý niệm, mỗi ý niệm có một thân mà tâm chẳng thể biết được, giống như người làm ruộng gieo giống.” Ngày tháng dứt lần mạng căn của chúng ta, há dám ngồi không mà chờ chết hay sao? Nếu ta ngồi không để luận bàn, hý luận, giết chết thời gian không kính tiếc hằng ngày lo toan nghiệp hữu lậu, dong duỗi theo đường danh nẻo lợi, để đến lúc mạng cùng, nắm lấy hai bàn tay trắng với nghiệp thiện hay ác,với bao nổi thắc mắc lo sợ, hoang mang. Cho nên, đời sống của ta như một vỡ tuồng, bộ phim, người diễn vai chính không ai khác đó chính là bạn. Nếu  suốt đời lo toan tính toán, xu danh, hám lợi, tạo nghiệp chẳng lành. Lúc cận tử nghiệp, cùng ngủ quỷ chia phân tứ đại, kẻ dày vò thể xác, đau đớn vô cùng. Còn phải chịu đựng sự dày vò của tòa án lương tâm. Bao nhiêu hình phạt đều do tự tâm ta lãnh chịu, không chạy chối đâu cho khỏi chết, dù bất cứ nơi đâu thần chết cũng không tha thứ.
Ngày nay hồi tỉnh lại, ta chợt thấy bàng hoàng sững sốt, vì từ bấy lâu nay, ta như con thoi đi vào vũ trụ, chẳng chút tự chủ từ cái ăn, cái mặc, việc làm, lời nói để hành động vô ý thức luôn luôn sai khiến, sử sự thiếu tỉnh giác. Nếu ta để nó cứ mãi bị sai khiến thì đời đời vẫn phải bị trôi lăn không bao giờ thoát được.
Nhờ câu niệm Phật Di Đà
Dẫn ta thoát khỏi quỷ ma, ngục hình.
Tu hành cần phải tụng kinh,
Hiểu rỏ lời Phật, tâm minh khai trừ.
Tọa thiền chẳng chút chểnh chư,
Để tâm định tỉnh, hết hư vọng tà.
Lạy Phật, lạy ở lòng ta,
Thành tâm một lễ, cả nhà Như Lai.
Quan Âm Bồ Tát các ngài
Gia ân tế độ về ngay sen vàng!
Chúc các vị thường quán chiếu tự tâm, rõ được tự tánh chân thật bất hư của chính mình!
Nam Mô A Di Đà Phật

Đốt Giấy Tiền Vàng Mã!


Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập văn hóa các nước, trong đó có những cái để chọn lọc nên sự sống ngày càng văn minh và tiên tiến. Nhưng cũng có cái đáng chê trách, như việc đốt giấy tiền vàng mã, làm hình nhân thế mạng, đủ các loại giấy tiền.
Kính thưa các bạn! các bạn dựa vào đâu mà đốt giấy tiền cho người thân của mình? Khi mình đốt nó biến thành tro, rồi làm sao người thân nhận được? Tôi xin thí dụ, giả sử người trên dương thế làm tù tội, bị luật pháp giam giữ trong chốn lao tù, vậy các bạn có thể mang điện thoại, xe, nhà cửa, tiền vào đó cho người thân của mình được chăng? Huống hồ người đã khuất là linh hồn, không có thân, thì làm sao nhận được cái có. Hay như, mình là người dương gian, sống trong thời đại này, thí như tôi in tiền giả để tiêu, như vậy tôi có bị giam giữ không? Nếu bị giam giữ, vậy tôi đâu có biết mặt của vua Diêm Vương để in hình ngài ra sao, vậy là lừa dối mình và người? Nếu ta gởi tiền xuống cho người thân ta nhận được, thì có lẽ ta muốn người thân ta ở mãi chốn địa ngục luôn rồi, vậy thì cần gì ăn chay niệm Phật nữa??? Huống hồ là người sanh tiền không tu tạo phước lành thì làm sao họ thoát khỏi chốn lao tù. 
Trong Kinh Cúng Thí Người Mất Đức Phật dạy:
  Chính tôi được nghe, lúc Đức Phật lưu trú tại tinh xá Kỳ Viên, bà-la-môn Cha-nu-sô-ni (Janussoni) đến viếng thăm, đảnh lễ rồi thưa hỏi Đức Phật:
- Bạch đức Thế Tôn, con là bà-la-môn chuyên làm các lễ cúng cho người chết, lòng những mong sẽ đem lại lợi ích cho họ, như vậy, bạch Thế Tôn, họ có thật sự được lợi ích không? O
Đức Phật dạy:
- Này Bà-la-môn, nếu có tương xứng thì người chết sẽ hưởng được phẩm vật cúng dường. Bằng không có tương xứng thì họ không được hưởng gì cả. O
Bà-la-môn bạch Phật:
- Kính xin đức Thế Tôn giải rõ cho chúng con hiểu thế nào là tương xứng và không tương xứng?
Lúc bấy giờ, Đức Phật bảo Bà-la-môn Cha-nu-sô-ni và đại chúng rằng: O
1. Nếu ai sống sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, phù phiếm, có tham ái, sân, si và tà kiến, sau khi mạng chung sẽ bị đọa vào địa ngục. Tại đây y được nuôi sống và tồn tại bằng thức ăn của địa ngục. Do đó, việc người thân quyến cúng đồ ăn của con người cho họ là không tương xứng. Người mất sẽ không hưởng được gì từ sự cúng kiến đó. O
2. Này các thiện nam, tín nữ, với người đầy dẫy mười điều ác, mạng chung bị sanh vào loài bàng sanh. Tại đây, y được nuôi sống và tồn tại bằng thức ăn của loài bàng sanh. Do đó quả thật sẽ không tương xứng, khi người thân quyến đem phẩm vật của con người để cúng quảy, làm sao người chết đó ăn được. O
3. Này các thiện nam, tín nữ, ngay cả trường hợp người chết khi sanh tiền tu tập mười nghiệp lành, được tái sanh làm con người, hay có phước báo hơn được sanh vào cảnh giới chư thiên. Tại đây, với y báo là con người hay chư thiên, họ có cha mẹ riêng và các món ăn riêng để nuôi sống hiện hữu của họ. Do đó, thật là không tương xứng, nếu người thân quyến cúng dường và mong người quá cố thọ nhận. Vì người chết đã tái sanh làm người khác hoặc chư thiên rồi làm sao thọ nhận được. O
4. Này các thiện nam, tín nữ, chỉ có một trường hợp duy nhất người chết có thể nhận được sự cúng quảy của người thân quyến. Đó là trường hợp người chết bị đọa vào ngạ quỷ. Món ăn nào mà người thân quyến muốn hiến cúng cho họ thì họ sẽ hưởng được món đó. Họ sống và hiện hữu nhờ vào các món ăn này. Đây là trường hợp Như Lai gọi là có tương xứng. O
Nghe Đức Phật giải bày cặn kẽ, bà-la-môn hỏi thêm:
- Bạch Thế Tôn, các trường hợp người chết tái sanh vào loài bàng sanh, địa ngục, a-tu-la, hay sanh lại làm người, hoặc sanh thiên thì sự cúng quảy không có sự thọ hưởng. Nhưng nếu người chết không tái sanh vào cõi ngạ quỷ thì ai sẽ là người thọ hưởng sự cúng kiến ấy ?
Lúc ấy Đức Phật dạy rằng:
- Này các thiện nam, tín nữ, nếu không là người thân thuộc quá cố của người cúng thì cũng có những người thân thuộc khác của người cúng ở loài ngạ quỷ sẽ hưởng thế phần.
Bà-la-môn thưa hỏi:
- Nhưng nếu cả dòng họ thân thuộc của người cúng không một ai bị tái sanh vào loài ngạ quỷ thì phẩm vật cúng đó sẽ thuộc về ai ?
Đức Phật dạy:
- Đây là trường hợp không thể xảy ra, rằng chỗ ấy trống không trong một thời gian dài mà không có một ai đó trong huyết thống bị sanh vào. Nhưng này các thiện nam, tín nữ, mặc dù thế, người bố thí ấy không phải không hưởng được quả phước từ sự cúng thí đó. O
Nhân đó Đức Phật dạy thêm về phước báo của sự bố thí:
- Này các thiện nam, tín nữ, trong suốt quá trình sống, người nào vi phạm mười điều ác nhưng lại biết làm hạnh bố thí, người ấy khi mạng chung sẽ sanh cộng trú trong loài voi nhưng là con voi được chăm sóc, ăn uống và trang phục đầy đủ. Trong trường hợp họ vì nghiệp duyên bất thiện, sanh làm ngựa, bò hay bất kỳ loài bàng sanh nào, thì ở đấy y vẫn hưởng thọ đầy đủ sự ăn uống tương xứng với phước duyên bố thí khi họ còn làm người. O
Nhưng này các thiện nam, tín nữ, điều Như Lai muốn răn dạy vẫn là một người đầy đủ mười hạnh lành lại còn biết trau dồi hạnh bố thí chơn chánh và cúng dường những bậc chân tu, những người đạo đức. Khi mạng chung hoặc được tái sanh làm chư thiên thì tại đấy y sẽ được hưởng năm thứ phước đức chư thiên, hoặc sanh làm người thì sẽ được hưởng năm thứ phước báo cõi người. Trong bất kỳ trường hợp nào, người có hạnh bố thí vẫn tốt hơn.
Sau pháp thoại sâu sắc đó, bà-la-môn Cha-nu-sô-ni bỗng chốc trở thành nam cư sĩ và toàn thể pháp hội đều hoan hỷ, tín thọ lời Phật dạy
Qua bài Kinh trên, cho thấy giá trị thực sự, chúng ta cần suy xét lại có nên đốt giấy tiền vàng mã hay nên ăn chay, niệm Phật, để giúp chính mình cũng như cho người thân của các bạn! Vì người thân của bạn là người vô hình, nên nhận được cái công đức vô hình. !
Chúc các bạn tu hành ngày càng sáng tỏa Tâm Tư, để làm lợi ích chính mình và giúp cho mọi người hiểu đúng hơn.

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

BÌNH TRÀ




















Ta & Người

Người kia nóng giận nói thao thao
Ta đây chẳng lẽ một tuồng sao
Nhịn người một tiếng tu tỉnh giác
Bước đến bờ kia vẫn nóng sao??

Ngã & Sân

Lặn lội bôn ba khắp bốn phương
Đi tìm châu báu, nơi chân lý
Của nhà sẵn có đâu tìm kiếm
Chẳng nhọc công phu chẳng tốn tiền
Quay tâm hướng thiện là châu báu
Đoạn diệt sân si thêm hạnh phúc
Ngăn ngừa ngã mạn tu thành đạo
Chuyển hóa Tham Tâm đạo vốn thường! 

Chấp Tục & Bổn Tánh

Chấp Tục si mê vốn đảo điên
Ba thằng lục tặc loạn tâm điền
Người mê, thức tỉnh tâm bình mãi
Tu hành thẳng tiến vượt thần tiên
                 __((ii))__
Bổn tánh vô vi tức thị phi thiền
Tâm hàm vũ trụ khắp đại thiên
Quán soi tỏ rỏ, muôn vật thảy
Nào thật trong ta thảy vô biên

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Xem Bói !


Trong Kinh Pháp Cú có câu!
Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, Ý tạo
Nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động
Khổ não bước theo sau, như  xe , chân vật kéo
Hoặc
Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý thanh tịnh, nói lên hay hành động
An lạc bước theo sau, như bóng, không rời hình
Quả thật như vậy, trong đời sống ngày nay với hoàn cảnh xã hội ngày một phát triển văn minh, nói và làm phải thực tế, không thể sống chỉ biết dựa vào một cái gì huyền bí như thuở xưa được. Như việc xem tướng, bói quẻ coi cho mọi người, hay xem ngày tốt, ngày xấu, khởi hành, hướng nhà… Theo như các vị là đúng hay không đúng?
Hôm nay, tôi xin luận bàn vài việc như sau; Thí như có người vừa sanh ra đời, gặp ngày tốt, tháng tốt, năm tốt, giờ tốt, nuôi nấng đến lúc trưởng thành, vì một lý do nào đó hành động người này không tốt, vậy người này có thoát khỏi tù đày không?
Lại có người sinh ra đời cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, cùng giờ, vậy tại sao? Có người giàu, lại có kẻ nghèo cùng khốn khó. Vậy là lỗi do đâu???
Lại có người sanh ra đời vào ngày xấu, tháng xấu, năm xấu, giờ xấu nhưng người này biết tu tạo phước lành, luôn gặp được điều may mắn đến. Vậy là do gì?
Nếu nói như vậy, người xem tướng là ai, mà dám quyết định ngày giờ cho mọi người. Quý vị là chủ nhân cho mọi hành động, tạo tác, từ đời này sang đời khác. Nếu nói người biết được ngày tốt, xấu, sang hèn…thì tại làm sao không giúp chính bản thân mình giàu trước, rồi ban phước cho mọi người, để cứu nhân sinh. Vậy người có biết được tuổi thọ của mình bao nhiêu không? Người bệnh tật ốm đau sao đi tìm thầy thuốc chi nữa…! Đức Phật Ngài dạy cho chúng sanh, Gieo nhân nào thì gặt kết quả đấy, Nghiệp chúng ta tạo thì chúng ta phải gánh chịu. Nghiệp báo được chia làm ba; một là hiện báo, hiện đời này làm nghiệp lành, nghiệp dữ, hiện trả quả báo khổ hay vui trong đời này. Và có câu; Đời xưa trả báo thời chầy(lâu). Đời nay trả báo một giây nhãn tiền. Hai là sanh báo, hoặc kiếp trước làm nghiệp rồi, đời sau chịu quả báo. Ba là tốc báo; trước mắt gây việc bèn thấy quả báo. Và có câu;
 “ Giả sử bá thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong.
 Nhơn duyên hội ngộ thời, quả báo hườn tự thọ”.
Nghĩa là:
Ví dầu trăm ngàn kiếp, mình làm việc chi cũng chẳng mất,
Nhơn duyên  lúc  gặp gỡ, quả báo lại mình chịu
Các bạn thấy Nhân Quả nhà Phật nói có căn nguyên và gốc rễ, không nói hai lời cũng  chẳng  nói khác. Thí như đại địa sơn hà, các giống cây lớn nhỏ không đồng đều nhau, hình dạng cũng khác nhau. Nên nhân quả của mỗi cây cũng khác nhau. Con người chúng ta cũng sanh trong một thái dương hệ, màu da, giọng nói, cách sống cũng khác nhau, nhưng điều bị khổ về sanh, già, bệnh, chết, có ai không đi qua quy luật đó không? Tất cả điều bị Vô thường chi phối, nên Phật dạy chúng ta tu, để thoát luân hồi. Còn như muốn biết đời trước đời sau thì Phật dạy;
Dục tri tiền thế nhân
Kim sanh thọ giả thị
Yếu tri lai thế quả
Kim sanh tác giả thị
Nghĩa là;
Muốn biết nhân đời trước
Nhìn  vào quả đang thọ
Muốn biết quả đời sau
Nhìn vào việc đang làm
Trong Bài Học Ngàn Vàng của cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa có nói;
“ PHÀM LÀM VIỆC GÌ, TRƯỚC PHẢI XÉT KỶ HẬU QUẢ CỦA NÓ ”

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Thầy Tôi !

Qua thời gian và không gian bận rộn, con mãi truy cầu vật ở ngoài con. Con tự đánh mất mình vào ô trược, mãi bung lung với trần cảnh của thời gian. Khi còn là một tiểu đồng thơ dạy, chưa hiểu hết lời thầy dạy tỏ tường, rồi một bóng thời gian đã để lại cho con một bài học vô cùng quý giá. Đó chính là sự vĩnh viển ra đi của Thầy, nhưng hình bóng Thầy vẫn ghi đậm trong lòng của con. Lời Thầy dạy thật sâu sắc và huyền diệu, khi con cảm nhận được lúc thọ trì danh hiệu A DI ĐÀ PHẬT, thì Thầy ơi! Vạn pháp từ đây mà lưu chuyển trong con ngày một sáng hơn. Con kính lạy Thầy cao cả của đời con.!
Thầy đã dạy cho ta những điều cốt lõi trong sự tu hành, là phải tự lực hành trì, chớ phù phiếm làm mất thời gian trong những câu chuyện không đưa ta tới sự giác ngộ. Tuy Thầy không hiện hữu bên con, những lời Thầy dạy luôn sống trong con, nếu Thầy còn đó, mà những lời Thầy dạy ta không tu tập, thì dẫu Thầy còn cũng như đã mất. Còn biết tôn trọng, kính mến Thầy mà không lo tu tập chuyên cần thì công thầy dạy thật phí lời. Lại nữa, Thầy còn hay không còn vẫn là Thầy suốt đời của con, không bao giờ con phụ tấm lòng Thầy. Còn tự thân có mang lời Thầy dạy vào sự Tu có an lạc, thảnh thơi hay không điều do chính ta vậy! Có như thế, Thầy mới thật hiện tiền và kính trọng tôn thờ.
Nếu chẳng hay có Thầy dạy dỗ, xong học trò không làm được như lời Thầy dạy, có phải chăng bị người đời chế giễu. Lúc đó tự trách mình hay trách ai đây? Chắc có lẽ là trách chính bản thân mình đúng không các bạn? Vì sao? Vì mình hư chứ Đạo của Thầy dạy mình nào có hư đâu. Có lẽ, do nghiệp chướng quá sâu nặng, và chính mình không chịu thay đổi nghiệp ta tạo. Để lỗi lầm ngày càng nhiều như người Đui. Đui tức là không nhận thức được chân lý nữa! Mình đã mê, lại còn chồng chất thêm mê, đã mù lại bị kẻ mù dẫn đường, thì làm sao thoát cảnh khổ trầm luân. Nay nhờ Thầy chỉ đường dìu dắt chúng ta đến bến bờ chân thiện mỹ. Ví như có người đi ngược dòng nước, độc nhất một mình tự kiểm nghiệm về Thân, Thọ, Tâm và Pháp, mang kết quả tu tập vào đời sống bằng một lối sống chân thật với mọi người như vậy gọi là Đạo. Việc hợp theo thế gian là tuổi thơ học hành, ăn, ngủ, chơi, lớn lên dựng vợ, gã chồng, rồi tuần hoàn như vậy gọi là Đạo thế gian. Ngày nay nhận thức được những vấn đề đó chỉ là lẩn quẩn loanh quanh, vì bôn ba tìm kiếm thức ăn để phục vụ tấm thân giả hợp trong mấy mươi năm hiện diện trong cỏi đời. Nên cái khổ này vừa hết, lại tiếp tục khổ khác bao quanh, như chư Phật từng dạy; khổ vì sanh, già, bệnh, chết,khổ vì xa người thương yêu, khổ vì gần kẻ thù oán ghét, khổ vì cầu muốn không được, khổ vì năm ấm chống trái nhau. Nên người xưa có câu :

Đời người trăm tuổi có bao lâu
Sớm chẳng cần tu để bạc đầu
Răng rụng mắt mờ tinh khí kém
Tội dày phước mõng nghiệp trần sâu
Trước lo bồi đức gieo nhân tốt
Sau kết thành duyên hưởng quả mầu
Hướng nghiệp thuyền bè mau trở lại
Dần dà cỏi chết biết về đâu?
hay là
Nghĩ ra thêm choáng kiếp người ta
Mới trẻ rồi đây lại đến già
Cái số vô thường không có hẹn
Vui gì?cảnh tạm sát na hoa.
Cổ nhân còn có câu:
Nhứt nhựt vô thường đáo
Phương tri mộng lý nhân
Vạn ban tương bất khứ
Duy hửu nghiệp tùy thân
Nghĩa là; 
Một ngày vô thường đến
Mới biết người trong mộng
Lúc mất bỏ đi tất cả
Chỉ có nghiệp vào mình
 
Nên ngày nay con hiểu được lời giáo huấn của Thầy, con cố gắng tu hành tốt hơn mỗi ngày, vì mạng mình nào có dài lâu, sớm sớm chiều chiều không lo chuẩn bị thì đợi đến lúc nào đây.?
Tấc bóng thời gian qua rất mau
Linh đài một điểm chẳng chùi lau
Bo bo tham sống ngày qua buổi
Gọi chẳng hồi đầu biết tính sao???
Thật vậy, thời gian qua rồi không thể nào lôi kéo lại được, dù có vàng bạc của báu nhiều vô tận, cũng không sao mua được tấc thời gian. Nên cố gắng dụng công niệm Phật bằng cả trái tim, bằng nhịp đập của thời gian, bằng ý thức biết câu niệm Phật không nhanh cũng không chậm, niệm niệm rõ ràng, tai nghe rành mạch từng niệm.Triệt Ngộ Đại Sư dạy ;"THẬT VÌ SANH TỬ PHÁT TÂM BỒ ĐỀ, LẤY TÍN NGUYỆN SÂU TRÌ DANH HIỆU PHẬT" Đó là lời giáo huấn của Thầy tôi, mà tôi luôn khắc ghi vào tủy. Chúc các bạn tinh tấn trên đường đạo!
 

Mộng Du!

Chiều mưa lất phất trên đồi
Có ông tu sĩ ở chồi am tranh
Lắng nghe Bát Nhã âm thanh
Vượt dòng thế sự không tranh với đời
Miễn sao tắm mát muôn loài
Không phiền, Không giận, không rời bản tâm
Mặc cho muôn loại kiếm ăn,
Thì dòng nước chảy âm thầm lặng trôi
Trí Bát Nhã thật tuyệt vời
Thẩm sâu chiếu sáng trong ngoài lòng ta
Từ đây chẳng có sự già
Không đi, không đứng ta bà điều không! 
Cái giả mà tạo cái không
Không màn thế sự, cỏi lòng tiêu dao.
Mượn văn, mượn bút, mượn lời
Ghi thành hư huyễn, giã thành mộng du!

Tuệ Quán

Rừng thiền Bát Nhã hoa khai
Ung dung tự tại tháng ngày tiêu dao
Sáng ra chim chóc gọi chào
Bình minh nắng sớm chiếu vào nhà tranh
Bát Nhã là vốn không sanh
Hơn thua phải quấy tu hành vượt qua
Tu như thế gọi Mật Đa
Không điều quái ngại ta bà khắp nơi
Không gian thì chứa muôn loài
Thế mà chẳng nhiễm trong ngoài đảo điên
Tham Sân phiền não thùy miên
Ngã mạn tăng trưởng đọa liền ác ma!