Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Tỉnh Tâm Mộng!


   Trong thế giới điên đảo, đảo điên này, các bạn cần trang bị cho mình những gì? Trang bị học vấn, trang bị kiến thức, kinh nghiệm, hay tiền bạc, nhà cửa thật nhiều, danh vọng thật lớn có được không? Tất cả những điều đó đều có lợi ích, điều có thể phục vụ đời sống cho mỗi cá thể, cho cộng đồng, nhưng khi đó Ta có thể làm chủ được những tâm hành diễn biến trong đời sống này không? Điều đó cần được nỗ lực khai hóa, dụng công tu tập một cách chân thật, nhằm chuyển hóa nội tâm một cách cụ thể, đưa Phật Pháp vào đời, bằng một hình thức phổ thông, mà không phải vì nhu yếu đời sống riêng cho mình. Phục vụ người chính là phục vụ mình. Như khi các bạn và tôi cùng sống trên một hành tinh, một quốc gia, một lãnh thổ, một xã hội, một cộng đồng nhỏ bé này. Vậy thì Ta có mặt được bao lâu? Rồi chúng ta lại cùng nhau từ giã cỏi đời này. Vậy mà chúng ta không biết thương nhau, đùm bọc, hiểu thương và thông cảm, tha thứ để tạo ra vị ngọt ngào của đời. Sống như thế các bạn và tôi có thấy được thế giới đầy hoa và mật không? hay các bạn chì lo tranh đấu, vụ lợi cho cá nhân mình được danh vọng cao, địa vị lớn, nhà to, tham vọng nhiều, nhằm phục vụ cái đãi da chứa nhiều tham dục, sống trong sự nơm nớp, phập phồng, lo âu, để một mai cơn gió vô thường đến, bạn có thể định liệu được cuộc đời này chăng? Lúc đó bạn và tôi có được những gì sau chuyến du lịch trên nhân gian; là được trở về nhà một cách an toàn và hạnh phúc; hay là một chuyến đi đầy đau khổ. Tất cả những điều đó, điều do ta gom góp, thu nhặt chứa đựng niềm hoan hỷ, an lạc và hạnh phúc. Bằng ngược lại là bực bội, khó chịu và khổ đau. Nếu như vậy các điều như trên sẽ là những thức ăn nuôi dưỡng tâm hồn bạn.
    Giờ đây những tâm niệm xấu xa của tham dục, của sân hận, của đấu tranh, của phiền não, của giận hờn, ghen ghét. Các bạn hãy hóa giải bằng tâm niệm chơn ngôn mật chú thương yêu mọi người như chính cơ thể bạn, để điều phục tâm hồn hòa kính, chia sẽ bao dung, thứ tha cho mọi người và giúp mọi người nhìn lại chính mình, mang hạnh phúc đến mọi loài là niềm an vui giải thoát. Vì có biết bao chúng sanh còn vùi chôn, đắm mình trong ái nhiễm, lặn hụp trong sông mê của bà già vô minh, cần làm một chiếc thuyền Bát Nhã ra tay cứu vớt. Muốn được như thế hãy cùng nhau nổ lực thực tập thiền quán, tĩnh tâm trong từng hơi thở, nhận diện rõ ràng đâu là khách trần, đâu là phiền não, đâu là ông chủ xưa nay của chính mình. Có được như thế ta đi vào đời lòng không vướng bận, mảy may dính bụi. Như thế gọi là giải thoát, an vui. Giúp đời mà không thấy giúp đời mà là giúp đời.
   Các bạn ơi! Tôi và các bạn cùng là phàm phu, cùng là tục tử, cùng là chúng sanh, cùng là đồng đạo, đồng thuyền, đồng cảnh ngộ, cùng nhau đồng hành trên lộ trình từ bờ tham đắm, thủ đoạn, lừa dối, tham muốn nhiều. Giờ đây lại cùng nhau nhắc thức, bước đến xã ly, tập buông bỏ sở hữu vật chất, là cái này của ta và của ta. Hãy đặt gánh nặng của Ta xuống, để có một bước đi nhẹ nhàn, thanh thoát, một bước đi vững chãi, thảnh thơi, một bước đi an lạc và giải thoát. Làm được những điều như thế, tuy có gian khó nhưng thành quả sẽ cho bạn và tôi điều là hạnh phúc.
Vậy giờ đây chúng ta cùng nhau thực hành, quán chiếu sâu sắc nhất, để được an lạc hạnh phúc dài lâu nha! Chúc các bạn chiến thắng chính mình là chiến công vĩ đại nhất.

Nam Mô A Di Đà Phật

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Không Nên Yêu Người Xuất Gia (st)


Có một đạo hữu nhắn tin tâm sự với tôi là cô đã lỡ đem lòng yêu thương một vị Thầy, cô còn làm một bài thơ, ý tình tha thiết, oán hận pha lẫn cảm thông. Xem xong, tôi không khỏi cảm khái thốt lên: phải làm sao đây! Phải làm sao đây! Tôi chỉ biết trước kia cô rất kính mộ vị Thầy ấy, nhưng không ngờ giờ đây lại trở thành như thế. Không biết lấy gì đáp lại sự thành thật, thân tình và tín nhiệm mà cô dành cho, tôi chỉ khuyên cô một câu: Tuyệt đối không nên yêu người xuất gia!
Chỉ một chiếc áo casa khoác trên người cũng giống như dãy ngân hà mà Vương Mẫu Nương Nương dùng tay vẽ ra để phân chia ranh giới giữa cõi trời và cõi người, đã biết như thế sao còn mơ mộng hão huyền làm gì để giờ phải mệt mỏi khổ đau?
Khi đọc về thân thế sự nghiệp của Lão hòa thượng Hư Vân, tôi luôn nghĩ người thân nhất bên cạnh Hòa thượng ắt hẳn người đau khổ nhất, đặc biệt khi xem đến câu thơ mà “người bạn đời” của Hòa thượng viết cho Hòa thượng khi Ngài chưa xuất gia, tôi luôn có một cảm xúc thật kỳ lạ.
Người xuất gia luôn lấy việc hoằng tuyền chánh pháp làm nền tảng, trong khi xã hội ngày nay thông tin bùng nổ, giao thông tiện lợi đã khiến cho các nữ Phật tử dễ dàng trở thành fan hâm mộ riêng của một vị Thầy nào đó, tình trạng y như các fan hâm mộ theo đuổi các ngôi sao điện ảnh, khác chăng là đa số fan hâm mộ luôn khiến cho người yêu của mình tinh thần bất an.
Con gái thích nương tựa, nếu quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy những vị Tăng có tăng tướng rất dễ khiến cho các nữ phật tử lầm lẫn giữa tình cảm tôn giáo và tình cảm cá nhân, dần dần rơi vào trong lưới tình lúc nào không biết. Kỳ thực, hào quang Tam Bảo sao lại có thể chỉ chiếu sáng một người? Trong buổi lễ quy y năm nay, Sư phụ tôi đặc biệt nhấn mạnh: Các phật tử nên ghi nhớ, người mà các vị quy y là tất cả chư Tăng, chứ không phải riêng lẽ một vị nào. Nghe Sư phụ nói câu đó, tôi rất cảm động. Yêu một ai đó là chuyện rất bình thường, nhưng tôi thành thật khuyên bạn đừng bao giờ yêu phải người xuất gia.
Người tu không phải là ngôi sao điện ảnh, phật tử hà tất phải trở thành fan hâm mộ; người tu là người đã cắt ái ly thân, cắt bỏ sự ham muốn thường tình của thế tục để xuất gia, tu hạnh thanh tịnh, trụ trì ngôi nhà chánh pháp trách nhiệm rất nặng nề, chúng ta không nên dùng tình yêu nam nữ trói buộc người ta. Nếu như ai đã lỡ yêu người xuất gia thì bây giờ quày đầu hãy còn kịp. Nếu không thì…
1.     Bạn tự nguyện yêu đơn phương trọn đời? Một vị Thầy có tâm đạo, có hoài bão tu hành, có tâm bồ đề, có thanh danh, có sự ảnh hưởng lớn sẽ không thể nào ra đời theo bạn. Điều đó cũng đồng nghĩa với suốt đời bạn phải ôm lấy một tình yêu không hề có sự đáp trả. Một người yêu trong tuyệt vọng sẽ kết thúc đời mình trong đau khổ, kiếp sau trở lại vẫn phải học tập và thử nghiệm tiếp kinh nghiệm đau khổ của kiếp vừa qua.
2.     Bạn muốn vĩnh viễn trở thành một cái bóng đau khổ? Yêu lỡ người tu, bạn không thể nào hào phóng nói lời yêu thương một cách quang minh chánh đại, cũng như không thể bộc bạch tâm tư của mình với người khác được, giống như ăn nhằm một quả đắng chát, khó bề nuốt xuống nhưng cũng không thể nhả ra. Bạn mãi mãi chỉ có thể là một cái bóng câm lặng, đi qua cuộc đời này bằng những chuỗi ngày đau khổ.
3.     Bạn chấp nhận mang lấy tội danh phá pháp, hoại tăng? Dùng dục tình lôi cuốn người tu là một hành vi phá Tăng, vị Thầy được bạn yêu lại vì bạn mà phá hủy giới pháp của mình, tội danh của bạn thật không phải nhỏ. Người xuất gia trước khi chứng quả vị La hán rất khó cưỡng lại được sự lôi cuốn. Vì vậy mà Đức Phật đã chế định ra rất nhiều thanh quy giới luật để bảo hộ vị ấy.
4.     Bạn chấp nhận chung sống với một người không cùng tiếng lòng với bạn? Người xuất gia hằng ngày tụng kinh lễ Phật, tham thiền nhập định, học tập Phật pháp, xa rời cuộc sống thế tục, lỡ một mai người ấy hoàn tục cũng không thể hoàn toàn hòa nhập vào cuộc sống thế tục được. Khi ở bên cạnh bạn, lúc bạn phân tích cho anh ấy nghe một sự việc nào đó suốt mấy tiếng đồng hồ, sau đó hỏi anh ấy có cao kiến gì không mới phát hiện ra anh ấy không hề để tâm nghe và chỉ trả lời một câu “tùy duyên”. Ngày ngày cùng sống với người có một tâm tình như thế, bạn có thể chấp nhận được không?
5.     Bạn cam lòng tìm đến một người bạn đời không có năng lực? Người xuất gia lấy việc tu hành làm trọng, đói ăn cơm, lạnh mặc áo, hoàn toàn sống một cuộc sống Tăng lữ không có tài sản riêng tư, người ấy không quen tranh chấp với mọi  người, cũng không rành việc bôn ba kiếm sống. Đối với người ấy mà nói, ăn ngon, ăn dở không thành vấn đề, tiền nhiều tiền ít cũng chẳng quan tâm. Người ấy không thể chu toàn cho cuộc sống gia đình, chỉ thích cuộc sống tâm linh tự do tự tại. Bản chất của người ấy chỉ thích vân du bốn phương, tham thiền niệm Phật, không thích ứng được với cuộc sống gia đình tù túng, nên rốt cuộc mọi việc trong nhà đều do mình bạn lo liệu, đừng bao giờ hy vọng người ấy sẽ giúp ý kiến hay cho bạn. Ví dụ, bạn hỏi anh ấy nên mua nhà ở một nơi như thế nào, anh ấy nhất định sẽ chọn nơi có phong cảnh ưu nhã, rời xa hồng trần ồn náo mà không hề nghĩ đến sự bất tiện giao thông, bất tiện trong sinh hoạt do cách xa thành thị.
Đợi đến khi bạn mắc vào lưới tình rồi mới biết tâm của anh ấy trước sau vẫn là tâm lượng người xuất gia, lúc đó, bạn còn yêu anh ấy được không?

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

An Cư Hoa Nghiêm


Huê Nghiêm tu đạo an nhàng,
Ung dung tự tại lòng càng thảnh thơi.
Sáng ra dụng biểu các thời,
Công phu bái sám, tọa thời thiền na.
Cơm nước đến lúc sáng ra,
Học hành buổi sớm kinh thừa truyền trao.
Bụng kêu lên tiếng ít thôi,
Cho liền mấy hạt, bụng thời nằm yên.
Cuộc sống chẳng có ưu phiền,
Cùng chung huynh đệ, lên miền lạc bang.
Lắng lòng nghe lại chính mình,
Phản quang tự kỷ, tâm xinh cho đời.
Được như lời tổ tu thôi,
Chuyên tâm tu học, đền bồi nghĩa nhơn.
Đàn na nặng lắm bát cơm,
Trao dồi đạo hạnh, lổi lầm bớt đi.
Nguồn tánh sẳn có từ bi,
Rèn giủa, mài gọt, đức thì sáng luôn.
Chiều về thuốc lại uống thôi,
Độ mình, độ cả, mọi loài chúng sanh.
Tâm kinh quán chiếu lại mình,
Quán soi tỏ rõ, ngủ phần giai không.
Pháp hoa nghĩa lý cao sâu,
Bổn Môn giúp ích, phải cần tựa nương.
Kính mong Tăng tục lên đường,
Vui cùng đạo nghĩa, cần dương Phật Đà!

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Nói và Làm !


Bao lời nghĩa lý dâng lên,
Thầy đây nhận lấy như tên bắn rồi.
Những lời tâm ý như thoi,
Thực hành mới phải, những lời dạy khuyên.
Ăn sâu tìm thức tinh chuyên,
Mai này dạy dỗ cháu con nên người.
Đừng như nước chảy mây trôi,
Đừng như con bướm, đậu rồi bay đi.
Lời nói không cánh mà đi,
Thực hành phép đạo, tội gì củng tiêu.
Niệm Phật thì phải niệm nhiều,
Để cho thành khối, tiêu diêu liên đài.
Nếu mà thương nhớ đến thầy,
Ra công tu học, ngày ngày mới nên.
Nhà cửa trong ấm ngoài êm,
Đối đáp hàng xóm, chị em vui vầy.
Bạn bè nhân nghĩa trước đây,
Làm sao cho tốt ngày ngày thêm vui.
Kính mong các vị nhớ rồi,
Cùng nhau tu học sáng ngời chân tâm.
Tâm ma, tâm Phật là tâm,
Nếu đem tâm ấy, tu thành sao ta?
Ví như người nghĩ thì hay,
Không làm sao được, cái này sao no???
Thực hành nhân quả phước cho,
Đức này lưu lại cháu con nương nhờ..!
Mấy lời nhắn nhủ vậy thôi,
Tu là dốc hết cho đời thêm vui!

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Người Xuất Gia, Nên Nhìn Lại Chính Mình !? (ST)

Vì người Phật tử hiểu rằng chư Tăng Ni chính là cá nhân đại diện cho Tăng đoàn, và mọi người đều “mặc định” người xuất gia là người mô phạm về lối sống, ở đây chính là lối sống giải thoát, không ràng buộc vào những vật chất của thế gian. Nhiều người đã hiểu thế nên thường khi  thấy một ai đó trong pháp phục của chư Tăng mà có những biểu hiện vi phạm oai nghi, luật Phật… người ta đều quy chụp vào chỗ “đạo Phật” chứ không chỉ là cá nhân cá nhân ấy.
minh họa Pháp Lữ.jpg
Ảnh minh họa
Người Phật tử lăn lộn ngoài đời, đã sợ lắm mùi tiền có chứa trong đó vị mặn, đắng của ganh đua, hơn thua, tị hiềm, sân hận, luồn lách… nên mới đến chốn thiền môn hầu mong tìm dư vị của an lạc nên họ kỳ vọng vào nơi họ tới sẽ là điểm đến bình an thật sự. Đương nhiên, người đại diện cho chốn chùa chiền chính là bóng áo nâu, từ bỏ đời sống gia đình, chọn con đường xuất thế để đi (nếu chưa dứt hoàn toàn những tập khí của tham-sân-si thì chí ít cũng không thể “giống y chang” người thế tục, bị vướng víu, lụy vào phương tiện hiện đại này, vật chất kia đến nỗi se sua, khó chấp nhận).
Người Phật tử đến nương Tam bảo, nhưng ở cách xa Phật (Đấng Giác Ngộ) hàng ngàn năm nên hình bóng Tăng-già vốn là hình bóng thân quen, mẫu mực, đáng tôn kính, noi gương. Không phải Phật tử nào cũng hiểu và hành được “y pháp bất y nhân”, và biết “lấy giới làm thầy”, biết quay về nương tựa hải đảo tự thân, thắp sáng Đức Phật trong mình… Vậy nên Phật tử mới “đòi hỏi” chư Tăng Ni “không giống lông cũng giống cánh” đời sống xả ly của Đức Phật và Tăng đoàn nguyên thủy, điều đó là lẽ đương nhiên, là điều mà chư tôn đức cần lắng nghe để hiểu, để thương rằng: Phật tử đôi khi mong muốn, kỳ vọng, tin tưởng quá nên cũng vì thế mà “đòi hỏi” nhiều, trách móc, giận hờn cũng nhiều…
Thật ra, những “đòi hỏi” của Phật tử đối với chư Tăng Ni không phải là những đòi hỏi mang tính xấu đi, nếu nhìn cho kỹ thì những mong muốn ấy đều là những niềm mong chư Tăng “thúc liễm thân tâm” cả thôi. Mong muốn chư Tăng không vướng vào máy vi tính quá nhiều hay đừng xài điện thoại quá sang, đi xe quá hoành tráng… cũng chính là mong chư tôn đức Tăng Ni sống trung đạo trong nếp sống của nhà Phật.
Và nếu hiểu như vậy, thì chỉ còn cách thể hiện sao cho những mong muốn ấy là xuất phát từ tâm yêu kính Tăng bảo, lợi đạo, lợi mình chứ không phải là những chỉ trích, trách móc, đánh giá kiểu của người thế gian. Do vậy, việc lên mạng rêu rao, chỉ trích, đánh giá chư Tăng là việc làm thiết nghĩ không đúng tinh thần của một người “quy y Tam bảo”.
Pháp Lữ

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Giới - Định - Huệ


Tu là giới định thường trau,
Đêm ngày tỉnh thức, tham sân tiêu mòn.
Huệ tâm chiếu sáng trăng tròn,
 Si tâm hết hiện, Phật toàn trong ta.
Tu là sửa lại cái Ta,
Ta mà ôm lấy cái nhà này chăng?
Cuộc sống giả hợp chi bằng,
Nương vào giáo pháp, tâm hằng dưỡng nuôi.
Chư Tăng kết hạ là vui,
Trau dồi tam học, độ người thoát ly,
Kìa biển ái lắm chi chi,
Làm người bị buộc, Ái này sao ra?
Muốn qua cần niệm Di Đà,
Qua bờ giác ngộ, Ái hà sông mê!
Cỏi Phật thì muốn được về,
Mà không tu học, làm hề được sao??
Mua Phật, bán Pháp hay nào?
Làm người đội lốt người ta,
Mà sao giống vật, con lừa vậy ta?
Lừa người, lừa Phật, lừa ma,
Lừa cả giáo Pháp, tội sa ngục hình.
Khuyên người nhìn lại chính mình,
Không làm điều ác, Tâm xinh cho đời.
Tất  cả các việc hảy thôi,
Di đà sáu chữ, lên ngôi sen vàng!
Bình tâm tỉnh lại là sang,
Phiền não tiêu hết thêng thang mỉm cười.
Chúc hết chư vị thêm vui,
Đồng tu Phật đạo, đồng ngôi sen vàng!