Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

Việt Nam!


Cuối năm một chuyến thiện duyên,
Gieo trồng hạt giống bồ đề nở hoa!
Hoa đời, hoa đạo là hoa,
Hoa trong giác ngộ, đóa hoa tuyệt vời!

Hà Giang, Mèo Vạc ngược xuôi,
Đồng Văn, Lũng Táo đơm hoa dâng đời!
Sảng Tủng thăm tặng đồng bào,
Anh em Mông muốn kính chào thiện tâm!

Dân tộc chung nước tấm lòng,
Lá Lành che rách, năm sông nối liền!
Bắc Nam chung họp giúp liền,
Anh em là cả một miền Việt Nam!

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Vô Thường!

Đời người trong giây phút,
Mãi tất bật lo toan!
Suốt ngày nom nớp lòng,
Chẳng phút giây an lạc!

Ai ơi! Nên nhìn lại,
Mạng sống được bao năm?
Sao chất chứa ưu sầu,
Để cho tâm luôn héo!

Cỏi đời nào bền chặt,
Luôn mỏng manh tan rã!
Hợp nhau cùng sống tạm,
Hơi thở ra lại vào!

Vào ra thiếu hơi thở,
Đã sanh qua đời khác!
Vậy có gì tiếc chăng?
Sớm tỉnh giấc vô thường!




Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Giới Tà Dâm!

Giới tà dâm,
Khuyên người giữ chánh hạnh!
Đừng gợi ý,
Cho người ham sắc dục!
Đừng khoe đẹp,
Người không gìn nét đẹp!
Chớ buông lung,
Đục vách khoét tường người!
Chớ buông lỏng,
Lả lơi lời đường mật!
Chớ đưa tình,
Liếc dọc mắt người ưa!
Đừng mê sắc,
Làm tốn hao tài sản!
Chớ vin cành,
Mủ khỏi dính tay ai!
Mùi tục lụy,
Khuyên ai mau tránh khỏi!
Chỉ một lòng,
Với vợ của nhà thôi!
Có những lúc,
Lòng tham muốn nỗi lên!
Chỉ một bên,
Cưỡng chế cơn thèm muốn!
Cũng thành hình,
Tội lỗi của tà dâm!
Bởi như thế,
Phật khuyên dạy chúng sanh!
Tham muốn nhiều,
Đau khổ phải càng nhiều!
Thân phải bệnh,
Do lục tạng tốn ít nhiều!
Nếu đã biết,
Khuyên người vừa đủ sức!
Chớ tham lam,
Nhựa sống phải hao mòn!
Cũng như vậy,
Hai cây cùng chung sống!
Cao su kia,
Người cứ lấy mủ hoài!
Thân đã ốm,
Còn đen ngòm sự sống!
Còn cây kia,
Biết gìn giữ cho đời!
Đã được sống,
Cho mọi người chung sống!
Mang niềm vui,
Hạnh phúc cả muôn loài!
Nam Mô Phật,
Đức Phật thật tuyệt vời!
Chúng con nguyện,
Sống một đời như Phật!
Để nụ cười,
Lan tỏa khắp châu thân!

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Sát Sanh Giới!

Giới Sát Sanh!
Khuyên người chớ giết ai!
Đừng ỷ mạnh,
Ra tay cố giết hoài!
Đừng giận dỗi,
Đâm lời gây giết hại!
Đừng tham tham,
Giết cả chính mình đây!
Đừng nóng giận,
Giết ta trong từng phút!
Đừng mê muội,
Cả đời nơi tâm tối!
Đừng nô lệ,
Bởi lời nói đảo điên!
Đừng bạc tiền,
Mua chuốc cả lụy phiền!
Đừng ra vẻ,
Ra oai để khổ thân!
Đừng vì vui,
Giết cả những chúng sinh!
Bao nhiêu thứ,
Mồ chôn nơi ruột thúi!
Còn ta đây,
Nghĩa địa chất thành gò!
Mở miệng ra,
Ta là kẻ ăn hiền!
Nơi đầu môi,
Ta là kẻ ở lành!
Xét cho kỷ,
Cho gì có chừa đâu?
Tất cả thế,
Ngụy biện điều tham muốn!
Bởi tham ăn,
Tuổi thọ nào được dài!
Ngoài những thứ,
Vui khi thấy giết hại!
Xúi người kia,
Cầm gậy gộc hại đi!
Tất cả rồi,
Chung quy thành giết hại!
Bởi như thế,
Phật khuyên người chớ hại!
Lòng bao dung,
Thương hết cả hàm linh!
Để vật sống,
Chung vui với chúng mình!
Cùng con cả,
Nỡ ra tay giết vật!
Để tiếng kêu,
Ai oán bát canh này!
Nếu đổi lại,
Thân mình nơi chốn ấy!
Có chịu không,

Cho kẻ khác giết mình?
Thân thể ta,
Chịu đau chông chốc lát!
Đã than rồi,
Khổ lắm bà con ơi!
Mong các bạn,
Nghĩ suy cho cặn kẻ!
Để khỏi mang,
Nghiệp sát đến với mình!
Lời Phật dạy,
Cùng nhau vâng gìn giữ!
Để mọi loài,
Vui sống thật thanh nhàn!
Nam mô Phật,
Thích Ca  Mâu  Ni Phật!

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Giới Trộm Cắp!

Giới trộm cắp,
Khuyên người nên làm tốt!
Đừng trộm người,
Bằng ăn cắp thời gian!
Đừng mưu mẹo,
Vặt vảnh ngay thành méo!
Đừng lừa người,
Mua đồ vật không trả!
Đừng tham vật,
Của công vơ vét nhé!
Đừng ỷ mình,
Quyền cao lộng hành nhé!
Đừng dối gian,
Bằng phương pháp khéo mồm!
Đừng lừa bịp,
Cùng con người chung sống!
Đừng giảo lanh,
Với người chậm chạp nhé!
Đừng cậy thế,
Bắt nạt kẻ cô thân!
Đừng hung tàn,
Làm mọi điều ngang trái!
Đừng bóc lột,
Công sức của con người!
Đừng phí sức,
Phì phà điếu thuốc cả!
Để thành người,
Trộm khí khói tung bay!
Chung quy cả,
Ai cũng tham vậy khổ!
Tất cả vì,
Nhu cầu lợi dưỡng riêng!
Để phải mang,
Nhân quả trả nhiều đời!
Mang lông trả,
Bị người ta sai khiến!
Rồi tù tội,
Vào ra nơi tâm cả!
Để mang tiếng,
Cả đời trộm của công!
Bao thị phi,
Trái ngang trong và đục!
Biết như vậy,
Ta không làm khổ ta!
Để làm gì?
Nô lệ dục vọng kia!
Để được gì?
Với xác thịt thân to!
Để lại gì?
Ruồi nhặng béo là cho!
Nó bu lại,
Cười một lũ dại khờ!
Ăn những thứ,
Hôi tanh bằng chúng nó!
Bởi như thế,
Phần con nhiều như thế!
Phần người đâu,
Mất biệt người đâu người!
Lời Phật dạy,
Ta nên suy xét kỷ!
Để chừa đi,
Tánh tham lam đố kỵ!
Để không thôi,
Ta làm nô lệ mãi!
Với thân hình,
Con người tham ích kỷ!
Lòng nhỏ nhen,
Tật đố chẳng chừa sao!?
Kính mong bạn,
Chúng ta cùng tu nhé!
Luôn giữ gìn,
Không tham dù vật nhỏ!
Không trộm cắp,
Dù bất cứ cách nào!
Để lòng luôn,
Thanh thản và mĩm cười!

Nụ Cười!

Mỗi ngày ta ,
Dành cho ta giây phút,
Quán cuộc đời,
Vốn dĩ  là hư vô,
Quán thân này,
Như huyễn hoá không mơ,
Quán cỏi này,
Ai ai rồi cũng chết!
Nghĩ như thế, 
Ta không hề dính mắc!
Miệng mĩm cười,
Với ánh mắt thương yêu!
Dùng lời nói,
Bằng ngôn ngữ dễ nghe!
Với thân này,
Dùng vào đâu cũng được!
Và như thế,
Chính ta là bụi đất!
Còn cách nhìn,
Ta hơn bao kẻ khác!
Phải thế này,
Tự ta làm khổ ta!
Phải thế kia,
Ta khổ mọi người khổ!
Phải thế nọ,
Ta đau khổ dài dài!
Mong các bạn,
Nghĩ suy đôi điều nhé!
Bụi là thế,
Nên chia sẽ với đời!
Để mỗi ngày,
Bụi cứ mãi vui chơi!
Cười đi bạn,
Để tự mình cảm nhận!
Rồi nụ cười,
Lan tỏa khắp trong thân!
Chia mọi người,
Nụ cười hoan hỷ mãi!


Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

TIỂU SỬ PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG




SƠ TỔ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM VIỆT NAM
(1258 - 1308)
Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh. Thân hình Ngài có những đặc điểm khác thường, nhất là có màu vàng, nên được vua cha đặt cho biệt hiệu là Phật kim.
Lớn lên, năm 16 tuổi (1274), Ngài được lập làm Đông cung Thái tử và cùng năm Ngài kết duyên cùng công chúa Quyên Thánh, trưởng nữ Hưng Đạo Đại Vương. Vua Trần Thánh Tông đã mời các bậc lão thông Nho giáo, Tứ thư, Ngũ kinh để dạy cho Ngài như Lê Phụ Trần, Nguyễn Thánh Huấn, Nguyễn Sĩ Cố v.v… tất cả đều hết lòng dạy dỗ. Chính Vua cha cũng đã soạn Di hậu lục để dạy dỗ cho Thái tử cách xử thế, chuẩn bị nối nghiệp sau nầy.
Về Phật pháp, Ngài học đạo với Tuệ Trung Thượng Sĩ, được Thượng Sĩ hết lòng hướng dẫn và trao đổi những yếu nghĩa Thiền tông. Ngài tâm đắc nhất là câu: "Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” (Quan sát lại chính mình đó là bổn phận, không do người khác làm được) và tôn thờ Tuệ Trung Thượng Sĩ làm Thầy. Ngài thường tới lui chùa Tư Phúc trong kinh thành để tụng kinh, tọa thiền, lễ bái Tam bảo.
Năm 21 tuổi (1279), Ngài được Trần Thánh Tông truyền ngôi, trị vì thiên hạ Đại Việt, lấy đức trị vì, dân chúng an cư lạc nghiệp, lấy niên hiệu là Thiệu Bảo.
Trước thảm họa ngoại xâm, quân Nguyên - Mông chuẩn bị xâm chiếm nước Nam. Năm 1282, Ngài chủ trì Hội nghị Bình Than để lấy ý kiến toàn dân trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Năm 1284, trước khi cuộc chiến tranh diễn ra, Ngài chủ trì Hội nghị Diên Hồng, lấy ý kiến các vị Bô lão, những người đứng đầu các Bộ lạc. Toàn thể hội nghị già trẻ, gái trai đều một lòng tung hô quyết chiến.
Năm 1285, với tinh thần bảo vệ dân tộc, Tổ quốc của toàn dân, Ngãi đã lãnh đạo và chiến thắng cuộc xâm lăng Nguyên – Mông lần thứ nhất.
Với ý đồ bành trướng Phương Nam, tiến chiếm Chiêm Thành, làm bàn đạp thôn tính Đại Việt, Trần Nhân Tông lại một lần nữa lãnh đạo cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, với sự quyết tâm chiến thắng của toàn quân, toàn dân, Ngài đã chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ hai năm 1288. Cảm hứng trước sự chiến thắng của dân tộc, Ngài đã làm hai câu thơ lưu lại:
"Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông muôn thuở vững âu vàng”
(Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu)
Sau khi đất nước thanh bình, dân chúng an cư lạc nghiệp, Ngài đã củng cố triều đình, phủ dụ, đoàn kết toàn dân, xây dựng và phát triển đất nước trong thời hậu chiến. Với mục đích chủ hòa, Ngài đã bỏ qua những lỗi lầm đã có của quần thần cũng như thân tộc.
Năm 41 tuổi (1293), Ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông lên làm Thái Thượng Hoàng.
Năm 1294, Ngài cầm quân sang chinh phạt Ai Lao, giữ yên bờ cõi và làm cho nước Triệu Voi tiếp tục thần phục Đại Việt.
Sau khi chinh phạt Ai Lao, Ngài trở về Hành cung Vũ Lâm – Ninh Bình, cầu Quốc sư Huệ Tuệ làm lễ Xuất gia, tập sự tu hành tại đây một thời gian.
Năm 1299. Ngài quyết tâm trở lại thăm Kinh sư lần cuối, rồi đi thẳng lên núi Yên Tử - Quảng Ninnh quyết chí tu hành, tham thiền nhập định, lấy tên là "Hương Vân Đại Đầu Đà” và độ Đồng Kiên Cương làm đệ tử và ban pháp hiệu là Pháp Loa.
Năm 1301, Ngài hạ san, đi thăm hữu nghị đất nước Chiêm Thành và nghiên cứu về tôn giáo, tạo lập mối quan hệ hợp tác, hòa bình, hữu nghị với các nước lân bang. Trở về chùa Phổ Minh phủ Thiên Trường giảng kinh, thuyết pháp, mở Hội đại thí vô lượng cho nhân dân.
Năm 1304, Ngài chống gậy trúc dạo đi khắp nước Đại Việt, khuyến khích muôn dân giữ năm giới, tu hành Thập thiện, dẹp bỏ những nơi thờ cúng không đúng Chính pháp, loại bỏ những điều mê tín dị đoan v.v… Ngài đến Bố Chánh – Quảng Bình lập am Tri Kiến và lưu lại đây một thời gian. Sau đó, được Vua Trần Anh Tông thỉnh vào nội cung để truyền giới Bồ tát cho Bá quan văn võ, quần thần.
Sau chuyến thăm hữu nghị Chiêm Thành năm 1301, Ngài có hứa đính hôn Công chúa Huyền Trân cho Vua Chiêm là Chế Mân. Năm 1305, Vua Chiêm Thành sai Chế Bồ Đài và phái đoàn ngoại giao mang vàng, bạc… sính lễ cầu hôn. Đến năm 1306, Ngài đứng ra chứng minh hôn lễ giữa Công chúa Huyền Trân và Chế Mân – Vua Chiêm Thành.
Trước thành quả ngoại giao hôn phối ấy, Vua Chiêm đã dâng hai quận Châu Ô, Châu Rí cho Đại Việt làm quà sính lễ. Đây chính là điều kiện giúp cho Đại Việt mở rộng bờ cõi về phương Nam là Thuận Hóa (Huế).
Năm 1307, Ngài truyền Y Bát lại cho Tôn giả Pháp Loa, lên làm Sơ Tổ Trúc Lâm và Pháp Loa là Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Trong thời gian đó, Ngài thường lui tới chùa Báo Ân Siêu Loại, Sùng Nghiêm Hải Duơng, Vĩnh Nghiêm Lạng Giang, chùa Từ Lâm, chùa Quỳnh Lâm Đông Triều để giảng kinh, thuyết pháp và chứng minh các Lễ hội…
Sau khi truyền Y Bát cho Tôn giả Pháp Loa, Ngài tập trung biên soạn Kinh sách và Ngữ lục. Qua đó, Ngài đã để lại cho đàn hậu học một số tài liệu vô cùng quý báu như: Trần Nhân Tôn thi tập, Đại Hương Hải Ấn thi tập, Tăng Già Toái Sự, Thạch Thất Mỵ Ngữ, Trung hưng Thực Lục, Truyền Đăng Lục v.v….
Trước khi nhập diệt, Ngài đã để lại bài kệ Pháp Thân Thường Trụ qua sự trả lời cho thị giả hầu cận bên Ngài là Bảo Sát: "Tất cả pháp không sanh. Tất cả pháp không diệt. Ai hiểu được như vầy. Thì chư Phật hiện tiền. Nào có đến có đi” (Nhất thiết pháp bất sanh. Nhất thiết pháp bất diệt. Nhược năng như thị giải. Chư Phật thường tại tiền. Hà khứ lai chi hữu).
Theo sử cũ, Ngài xả báo an tường, thâu thần thị tịch ngày 01/11/Mậu Thân (1308). Thọ thế 51 năm tại am Ngọa Vân – Đông Triều – Quảng Ninh. Vua Trần Anh Tông cung thỉnh nhục thân Ngài về kinh đô Thăng Long cử hành Quốc tang trong thời gian hai tuần. Sau đó, Vua quan, quần thần, văn võ bá quan, đệ tử Pháp Loa, Bảo Sát và chúng Tăng trong nước cử hành Lễ Trà tỳ.
Sau khi thu nhặt Xá lợi, Xá lợi được chia làm hai phần, một phần xây tháp thờ ở Lăng Quý Đức phủ Long Hưng – Thái Bình; một phần xây tháp tôn thờ tại chùa Vân Yên – Yên Tử, Quảng Ninh, lấy hiệu là Huệ Quang Kim Tháp, dâng Thánh hiệu: Đại Thánh Trần Triều, Trúc Lâm Đầu Đà, Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Phật Tổ.
Nam Mô Trúc Lâm Sơ Tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Tổ Sư Tác Đại Chứng minh

VĂN TƯỞNG NIỆM




Phật Hoàng Trần Nhân Tông Nhập Diệt
Của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh, Thành hội Phật giáo
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Trúc Lâm Yên Tử Pháp Phái Lịch Đại Tổ Sư tác đại chứng minh.
Kính bạch Đức Tổ Sư Điều Ngự Giác Hoàng.
Từ vùng đất địa linh nhân kiệt, làng Hải Ấp, Hải Triều – Kinh Bố, quê hương họ Trần dấy nghiệp. Đất Thăng Long kinh thành hoa lệ, hai Triều Vua củng cố Đế đô, đất nước thanh bình, dân chúng an cư lạc nghiệp, mưa thuận gió hòa, nhà nhà ngâm khúc âu ca, cả nước vui câu hữu đạo.
Rồi một thuở duyên lành xuất hiện, Hoàng thái hậu thụ thai, đấng Tu mi đáng bậc mày râu, vai Thiên tử từ đây kế nghiệp. Đức Thánh Tông định lập Đông cung, chọn người thừa kế ngai vàng. Thọ học với bao hàng thức giả, danh Sư - Tuệ Trung Thượng Sĩ thắm mùi Thiền, Lê Phụ Trần, Nguyễn Thánh Huấn, Nguyễn Sĩ Cố dày công dạy dỗ.
Khi đến độ nhân duyên hội đủ, kế nghiệp phụ vương, lên ngôi Cửu ngũ, trị quốc an dân, lo bề giữ nước, đoàn kết một lòng, quy tụ người tài đức, nêu cao gương hỷ xả, bỏ qua lỗi cũ, đoàn kết toàn dân, tạo thành sức mạnh dân tộc, Hội nghị Bình Than, Diên Hồng một thuở, lấy ý chí toàn dân, làm ý chí của mình, chống giặc ngoại xâm, Nguyên Mông khiếp đỏm, đẩy lùi quân giặc, hai cuộc xâm lăng, chiến thắng vạn quân, giữ nguyên bờ cõi. Quả thật:
"Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng”.
Với tinh thần công thành thân thoái, Ngài đã lên ngôi Thái Thượng Hoàng, truyền ngôi cho Thái tử Anh Tông kế nghiệp, thực hiện những bước vân du hóa đạo khắp nhân gian Đại Việt, Thành Đồ Bàn một thưở lưu danh, đất Chiêm Thành chào mừng Thánh Thượng, Huyền Trân Công Chúa, Chế Mân một thuở gieo duyên, liên kết hai dân tộc Việt – Chăm, ổn định hòa bình hữu nghị. Tổ lại đi khắp chốn thôn quê, thành thị, khuyên nhân dân thực hiện 10 điều lành, xây dựng nhân gian Tịnh độ, Cực lạc tại trần gian bằng con người và tâm thanh tịnh. Tu tâm dưỡng tánh, tin Phật tại Tâm, Tâm là Phật, ngộ Phật ngộ Tâm viên dung một thể. Quả thực:
"Cửa báu đầy kho thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền”.
Công đức hoằng dương Phật pháp của Tổ Sư sau khi ngộ đạo, Điều ngự Giác Hoàng, Vua Phật trần gian, trăm hoa đua nở, ngàn cỏ hương thơm, chín nước, mười mây vang rền tiếng Pháp, chống gậy trúc dạo chơi thiên hạ, nâng gót hài đại địa vững bền. Quả thực: "Rừng thiền Tùng Trúc còn in bóng. Xào xạc canh thâu tiếng Pháp mầu”.
Rồi Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, Tổ khai sơn truyền thụ Tâm tông, Pháp Loa, Huyền Quang Tôn giả, nối dõi Tông phong, Thiền giáo song hành, ba dòng thành một, Phái Thiền Đại Việt ngàn đời, làm cho Tổ ấn rạng ngời, đèn Thiền tỏ rạng, hương giới bay xa, chan hòa Pháp giới, non sông xán lạn, vũ trụ huy hoàng, nhật nguyệt hồi quang, Đạo vàng chói lọi. Phật giáo thời Trần muôn thuở, Tam giáo đồng nguyên, chan hòa tình Dân tộc, nghĩa Pháp lữ đời đời, lương duyên hội tụ, cùng nhau chung sống hòa bình.
Từ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, phái Thiền Việt Nam đầu tiên do Tổ sáng lập, đã được lập cước trên những di sản văn hóa muôn đời cho nhân thế, là Trần Nhân Tông thi tập, Đại Hương Hải Ấn thi tập, Tăng già Toái Sự, Thạch Thất Mị Ngữ, Trung Hưng Thực Lực v.v… Quả thực: "Hương thiền gió lộng tỏa ngàn phương. Trăng sáng năm xưa ngặp dặm đường. Hoa lòng đã nở từ độ ấy. Nương Pháp âm về tận cố hương”.
Trên tinh thần sắc tướng vốn không, mượn cảnh huyễn, độ người như huyễn, Tử sinh nào có, nương thuyền từ độ kẻ trong mê, như Tổ Sư đã dạy: "Tất cả Pháp không sinh. Tất cả Pháp không diệt. Ai hiểu được nghĩa này. Thì Chư Phật hiện tiền. Nào có đến có đi”. Do đó, dù thời gian có đi qua hơn 700 năm, không gian có biến dịch, song công đức, đạo nghiệp của Tổ Sư vẫn còn sống mãi trong trang sử vàng son của dân tộc, của Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp Hộ quốc an Dân, đoàn kết hòa hợp toàn dân, phát huy Đạo Pháp trong thời đại ngày nay và mãi mãi về sau.
Nhất là đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là Giáo hội thống nhất Phật giáo cả nước, theo truyền thống Tốt đời Đẹp đạo hai ngàn năm lịch sử truyền thừa, nguyện tiếp tục sự nghiệp quang huy của Tổ, của hồn thiêng sông núi Đại Việt và tinh thần đoàn kết hòa hợp đa Tôn giáo, xây dựng một Tịnh độ tại nhân gian bằng tinh thần Phật giáo Việt Nam, con người Việt Nam và Dân tộc Việt Nam. Quả thật:
"Vạn kiếp uy nghi ngôi Tháp Tổ
Khói vẽ nên hình chốn nhân gian”.
Hôm nay, nhân lễ Kỷ niệm 706 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập diệt, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước, nhân dân Việt Nam, con cháu Tiên rồng, nhiều đời Trần Việt, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Bình Định, xin đốt nén Tâm hương ngũ phần, dâng lời tưởng niệm chân thành, Tâm cảm ý giao, một lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ Lịch đại Tổ Sư, phát nguyện phụng trì Phật pháp, phát huy chân lý Đạo nhà, giữ gìn Tổ ấn vàng son, làm rạng rỡ vang danh chốn Tổ huy hoàng tráng lệ, non sông gấm vóc thiên thành, một cõi vững bền muôn thuở. Đồng thành kính nguyện thực hành: Giữ gìn tinh thần đoàn kết hòa hợp dân tộc, độc lập Tổ quốc; nêu cao tinh thần phóng khoáng, bao dung trong cộng đồng dân tộc và xã hội, đoàn kết các Tôn giáo, để cùng tồn tại và phát triển, thực hiện hữu hiệu phương châm "Tốt Đời đẹp Đạo”, duy trì truyền thống dân tộc, tự lực, tự cường, phát huy nội lực, đồng nhờ ngoại lực để phát huy Đạo giáo và đất nước phồn vinh, văn minh tiến bộ; tạo dựng một Thiên đường, Cực lạc tại nhân gian trong lòng người, bằng triết lý Thiền là Sống, là Tâm Từ bi chan chứa mọi loài, trong kiếp hiện tại và mai sau của Trần thế, thực hành Bồ tát đạo. Quả thực:
"Mãi mãi sáng ngời gương Phật Tổ
Ngàn sau còn chiếu rạng nét Tông phong”.
Kính mong Liệt vị Tổ Sư, Hồn thiêng Sông núi, thùy từ chứng giám.
Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ tát Ma ha Tát.

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Bụi Đất!

Cỏi đời àh,
Nơi chứa đựng đầy đủ!
Thân thể àh,
Một thế giới thu nhỏ!
Chính vì thế,
Giác ngộ ở đây thôi!
Không ở xa,
Ngay trong gan tấc đấy!
Đừng mong cầu,
Ở ngay cỏi đời bạn!
Ngoài bạn ra,
Không thế giới thật có!
Chỉ có bạn,
Mới thấy thế giới này!
Chớ tìm cầu,
Chỉ là Vọng Tưởng thôi!
Chớ đảo điên,
Chỉ là Tâm tưởng ra!
Chớ vọng hoặc,
Chỉ do mê Kiến tưởng!
Tất cả thế,
Không thêm khác gì hơn!
Hãy quán chiếu,
Không gì bền chặt đâu!
Chỉ nương tựa,
Trong thời gian nào đó!
Rồi cũng phải,
Xa rời bạn và tôi!
Chính vì thế,
Sống tốt với nhau nhé!
Để mai này,
Gặp nhau ta mĩm cười!
Cười vô thường,
Giúp ta vững niềm tin!
Đã sống tốt,
Với cuộc đời chính bạn!
Bụi là vậy,
Sống hết mình cùng bụi!
Để mai này,
Bụi lại về bụi đất!
Bụi lại cười,
Đất nở bụi hoa rồi!

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Ái Hoa!

Hoa đẹp rồi hoa sẽ tàn,
Người đẹp rồi cũng tàn phai năm tháng!
Bụi thấy vô thường đó chăng?
Nhân sinh tao ngộ, ánh trăng dưới trời!
Trời cao thâm thẩm ai ơi,
Bụi trần nhỏ lắm, lại trôi phương nào!
Đông Tây Nam Bắc chỗ nào,
Đâu đâu cũng có bụi vào đấy thôi!
Tâm tham sinh diệt liên hồi,
Thích mơ vọng tưởng cho đời trăm năm!
Nào ngờ chưa đến trăm năm,
Xuôi tay nhắm mắt, Phật Tâm lu rồi!
Ai ơi! Nghĩ lại cuộc đời,
Lo tu sám hối, kiếp người nhân sinh!
Nào tội, nào Phước, nào tình,
Chỉ vì oan trái theo mình đấy thôi!
Phải mau cắt đứt Ái rồi,
Mới mong thoát được luân hồi trả vay!
Nếu còn gieo nghiệp ái này,
Chớ mong thoát khỏi biển trần lao đao!
Bụi trần nhắn nhủ người sau,
Chí tâm nhớ Phật, việc nào cũng qua!
Muốn qua cần niệm Di Đà,

Thích Ca chỉ dẫn Ta Bà khổ thay!

Vịnh Ái Hoa!
Hoa đời, hoa đạo, cũng là hoa,
Sáng nắng chiều mưa, bụi với hoa!
Chuyển hoá tâm tư, hoa là bụi,
Có đâu bụi lấm những cành hoa!

Người đời vọng tưởng bụi với hoa,
Cỏi đời dục vọng sanh làm kiếp!
Vốn dĩ đảo điên, nghiệp ái hoa!
Cho rằng ta lấm, bụi lấm hoa!

Có không hữu sắc đời vọng tưởng,
Kiến chấp ngữ văn cùng tưởng vọng!
Hư danh là chữ ái là hoa!
Tiêu Ngã ức kiếp điên đảo tưởng!