Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Hoa Nhân Thế!


Nụ tầm xuân nở rồi chớ tiếc,
Em có chồng rồi chớ tiếc làm chi?
Cuộc đời muốn khổ đeo đi,
Ai người thích ngắm hoa gì là hoa?
Hoa đời, hoa đạo là hoa,
Hoa trong giải thoát là hoa vui đời!
Đời người có bao năm tuổi,
Tiếc chi một đóa vô thường đổi thay!

Cối Trà!


Cối xay giã gạo nuôi con,
Giờ đây cối đã cho con uống trà!
Trà này, trà nghĩa, trà nhân,
Trà cho con đã uống dần đấy thôi!
Uống trà thì phải thảnh thơi,
Uống trà ta phải uống thôi mới là!
Là này, là nghĩa là la,
Là ba la mật, là ta uống trà!

Cò Con Nhớ Người!

Loài người thương lắm ai ơi,
Đủ lông, đủ cánh thương người tạo ra!
Cho dù đói rách ở xa,
Vẫn thương, vẫn nhớ, bài ca nuôi cò!
Cò này, cò nghĩa, cò nhân,
Cò cho con đã lớn dần đấy thôi!
Cò con hiếu nghĩa đấy thôi,
Sao cò nở bỏ con trôi phương nào?
Mong sao cò nghĩ lại ao,
Cùng là cò cả, con nào hơn đâu?

Lo Lắm!

Cuộc sống có nhiều âu lo,
Lo ăn, lo mặc, lại lo đến già!
Già này, già nghĩa già da,
Già ba la mật, già ba đấy mà!
Ai ơi! Nghĩ lại đời ta,
Làm gì cho lắm, nắm xôi là cùng!
Đêm nằm gường ngủ mấy gang?
Chết đi là hết than vang,
Người giàu đá nặng hơn trăm!
Người nghèo đất lại cùng chung nấm mồ!
Ai ơi! Tu phước làm mô,
Để cho lũ nhỏ cho phúc nhờ nơi đây!

Bốn Loại Thức Ăn!

Kính thưa các bạn đồng tu, đồng học!
Hiện nay trong đời sống vật chất ngày càng nhiều, sự thiết tha cầu đạo ngày một yếu đi! Vì nhu cầu vật chất, nên con người luôn làm mọi cách, tìm nhiều thủ đoạn, tính toán so đo phải trái để tranh đấu cho mình và gom nhiều của cải vật chất về mình và rồi tự mình làm nô lệ cho vật chất! Ngày xưa bữa cơm rau muối vậy mà vui tươi cuộc sống, ngày nay đủ đầy thì xem như món ăn tinh thần lại sa sút! Nên Đức Phật Ngài dạy có bốn loại thức ăn! Đó chính là Đoàn Thực, Xúc Thực, Tư Thực, Thức Thực.
1. Thức ăn vật chất, ăn vào bằng miệng (đoàn, hay đoạn thực), là những thức ăn uống trực tiếp nuôi sống thân thể, có khối lượng, có màu sắc, có mùi hương, có vị nếm, và chúng ta ăn vào bằng miệng, như cơm, bánh, trái cây, nước trong, trà, rượu v.v...

2. Các loại thức ăn tinh thần, ăn bằng cách dùng các giác quan tiếp xúc với chúng (xúc thực), như hình sắc, phim ảnh, âm nhạc, mùi hương, xúc chạm v.v... Những loại thức ăn này giúp chúng ta yêu đời để sống.

3. Ý chí muốn sống (tư thực), là những suy nghĩ, những tư tưởng, những quyết tâm, những tranh thủ v.v... của chúng ta để thực hiện bất cứ điều gì nhằm giữ gìn, bảo vệ mạng sống.

4. Tâm thức chính là nền tảng của sự sống – có tâm thức mới có sự sống (thức thực).
Vì thức ăn là để nuôi dưỡng thân tâm, trị liệu các bệnh khổ, cho nên trong khi “ăn” – dù là ăn theo nghĩa nào, người tu học cần phải giữ chánh niệm, để có thể thấy rõ thức ăn mình đang ăn là thực sự “bổ dưỡng” cho thân tâm hay chỉ là “chất độc” làm hại thân tâm. Và dĩ nhiên là chúng ta chỉ ăn các thức có tính chất bổ dưỡng và trị liệu mà thôi.

Qua bốn loại thức ăn trên, mong rằng các bạn đồng tu, đồng học chọn lựa cho phù hợp với cơ thể và trường dưỡng được đạo Tâm, đạo lực, đạo hạnh và đạo quả cho chính đời sống bạn!

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Quán Nghĩ Thân Này!

Một sớm mai thức dậy,
Bụi vào trong xóm làng.
Thăm nhà một phật tử,
Còn trẻ mà bị bệnh.
Ôi! tuổi trẻ đâu còn,
Vì hơi thở thoi thớp.
Bao nhiêu điều ao ướt,
Bỗng một phút sa chân.
Thân thể và chân tay,
Mỗi đứa đi lối nào.
Nghiệp duyên cùng thần thức,
Do tạo nghiệp trái ngang.
Nên giờ đành xa cách,
Bè bạn cùng quyến thuộc.
Nhà cửa cùng ruộng vườn,
Danh lợi điều phủi sạch.
Khuyên khách trần luôn nhớ,
Hơi thở của tự thân.
Không còn vào ra nữa,
Cái Ngã của bạn đâu.
Để tranh đấu nữa đi,
Hay dùng tiền bạc mua.
Mạng sống thêm dài ra,
Bệnh tật thôi đến thân.
Nào có được không bạn?
Cho bụi trần biết nhé!
Cảm ơn mọi người bạn,
Đã đưa tiển bụi trần.
Ra gò hoang chung sống,
Với bạn chết đầy gò.
Lô nhô và lấp thấp,
Giàu sang gì nơi đây?
Điều giống nhau không khác,
Chỉ đá nặng hơn nhau.
Cho Ta là mãi mãi,
Chỉ làm khổ cho mình.
Mong các bạn nghĩ suy,
Mau giúp người bớt khổ.
Thường niệm Phật Di Đà,
Cho tâm luôn giải thoát.
Mỗi ngày như mỗi ngày,
An vui và giải thoát!
Hạnh phúc quanh đời ta,
Là giàu sang bậc nhất.
Kính mong các bạn trần,
Luôn nhớ lời bụi nhé!
Nam mô A Di Đà Phật

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Chuyện đời!

Chuyện đời sao đúng, sao sai,
Có con thì Đức thêm dài nó ra!
Không con, không Đức là ma,
Con trai phú quý, ở ta hết rồi!
Nếu là gái lại nết na,
Người bảo không phải con ta đấy mà!
Sinh ra là nam hay nữ,
Miễn sao hiếu nghĩa vuông tròn là hay!
Miệng đời nói ngược, nói ngang,
Nói tốt, nói xấu đàng hoàng,
Người nghe chánh kiến là vàng điểm tô!
Có miệng ăn, nói xô bồ,
Không tuồng mà mặc áo người điểm tô,
Hình thức thì giống con người,
Trông ra là giống, không người phải hơn!
Con vật còn biết quý con,
Làm người chẳng biết, quý con là gì?
Kính mong các bạn nghĩ suy,
Đừng như chẳng vật biết gì nghĩ suy!
Chớ phân biệt để làm gì?
Có con là tốt hiếu gì cũng xong!
Nếu là không hiếu, bằng không,
Thì nên sống vậy, ở không vui đời!



Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Quét Bụi!

Quét Bụi Trần!
Chùa ai sạch đẹp thế này,
Nhờ công quét rác, mỗi ngày đẹp hơn!
Dọn trừ cấu uế sạch trơn,
Không còn phiền não, tâm con vui đời!
Tham tâm nghiệp chướng tiêu rồi,
Sân si diệt hết, đời đời an vui!

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Chuông chùa!

Chuông chùa vang động mỗi chiều,
Ngân Nga thánh thoát mau siêu linh hồn!
Người dương thức tỉnh nghiệp trần,
Tan đi phiền não trong tâm nhiều đời!
Đời người như một tiếng chuông,
Tiếng dài, tiếng ngắn, nhỏ to khác thường!
Ai ơi! Tỉnh giấc vô thường,
Sớm tìm đạo lý mà nương Di Đà!
Cỏi Phật chẳng ở đâu xa,
Mà ngay tâm tưởng, nơi thân đấy mà!
Thân xa điều ác dấy tà,
Tham lam, trộm cấp, bạn tà lánh xa!
Nói lời chân thật tốt thôi,
Là Phật trước mắt, vui đời là đây!
Tiếng chuông nhắc thức đây này,
Mong cho thế giới sum vầy anh em!
Cực Lạc là chốn hiện tiền,
Không phải khi chết, lên miền lạc bang!

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Thuyền Từ!

Dòng người xuôi ngược, ngược xuôi,
Con thuyền không bến biết nơi nào về!
Một mai, mai một đi về,
Mới biết cuộc đời như huyễn hoá thôi!
Hồng Trần một chuyến vui chơi,
Mà sao lún mãi, không nơi đi về!
Thuyền từ Bát Nhã thảnh thơi,
Đưa người khách bước lần nơi Niết Bàn!