Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Chùa Độc Bộ _(())_


Nơi đây có một ngôi chùa,
Mang tên Độc Bộ ngàn xưa lưu truyền.
Ngày hội tháng tám hằng năm,
Rước ông Quan Phục, sông Đào giữa ba.
Sông Đáy ở tận làng xa,
Về đây nghinh hội, thiệt là linh thiêng.
Kính mong các vị chư hiền,
Ghé thăm Vua Phục, người hiền nước Nam.
Dựng nước từ thuở Vạn Xuân,
Lưu Danh thiêng cổ, kính mừng Vua Cha.
Hết thảy từ trẻ đến già,
Mang ơn Thánh Chúa, độ người vui tươi.
(thôn Độc Bộ , Xã Yên Nhân, Huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định)
 

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Ma Chay !


Chào các bạn đồng tu, đồng học, cùng các thiện hữu tri thức!
Nhân nghe mọi người nói về việc cúng tuần, ma chay, cho người thân qua đời, mà tôi chạnh lòng thương cảm, nên có vài điều suy nghĩ mong các vị chia sẽ nổi niềm.
Cũng như trước đã nói về việc " Đốt Giấy Tiền Vàng Mã" cũng như đã dẫn chứng kinh văn " Cúng Thí Người Mất". Nay lại nói thêm về chữ Hiếu theo: Hòa Thượng Tuyên Hóa dạy;
Tông chỉ của bộ Kinh Ðịa Tạng nằm trong tám chữ: "Hiếu đạo, Ðộ sanh, Bạt khổ, Báo ân." Tám chữ này muốn nói lên điều gì? Chính là nói lên đạo lý hiếu thảo với cha mẹ. Con người biết hiếu thảo với cha mẹ thì sẽ làm trời đất rạng rở. Việc khiến trời đất cảm động, cũng chính là lòng hiếu thảo cha mẹ, nên nói: "Thiên địa trọng hiếu, hiếu đương tiên." Chữ Hiếu này rất quan trọng. Chỉ cần một chữ "Hiếu" thì cả nhà được bình an. "Hiếu thuận hoàn sanh hiếu thuận tử." (Cha mẹ biết hiếu thảo thì sẽ sinh con hiếu thảo) Nếu như quý vị hiếu thảo với cha mẹ mình, thì sau này con cái sẽ hiếu thảo với quý vị; còn nếu như quý vị không hiếu thảo , thì con cái của quý vị sẽ không hiếu thảo với quý vị. Cho nên vì sao phải học làm người? Làm người có ý nghĩa gì? Ðừng nói rằng tôi sinh ra làm người, một cách quá mơ hồ là xong. Không phải vậy đâu! Gốc rễ của cách làm người là ta phải biết bổn phận hiếu thảo với cha mẹ. Bởi vì cha mẹ chính là trời đất, cha mẹ là sư trưởng, cha mẹ cũng là chư Phật. Nếu như quý vị không có cha mẹ thì quý vị sẽ không có được thân thể này, mà không có thân thể này thì quý vị sẽ không bao giờ thành Phật. Cho nên quý vị muốn thành Phật thì trước tiên phải hiếu thảo với cha mẹ. Do vậy điều thứ nhất chính là Hiếu Ðạo.
Tông chỉ thứ hai của bộ Kinh này là "Ðộ sinh." Sao gọi là độ sinh? Từ bờ bên này sang bờ bên kia gọi là "độ"; từ sinh tử đến Niết Bàn cũng gọi là "độ"; từ phiền não tới thành Bồ đề cũng gọi là "độ." Nói độ sinh chính là độ chúng sinh. Ðộ chúng sinh không phải nói độ một người, hai người, cũng không phải độ ba người, năm người mà gọi là độ chúng sinh. Ðộ chúng sinh là độ tất cả mười hai loài chúng sinh, giáo hóa, khiến họ đều phát tâm Bồ đề, sớm thành Phật quả. Ðây mới gọi là độ chúng sinh.
Thứ ba là "Bạt khổ", vì đây là bộ Kinh dạy ta bạt trừ những khổ não của chúng sinh.
Thứ tư là "Báo ân", nghĩa là phải báo ân cha mẹ. Tám chữ Hiếu đạo, Bạt khổ, Ðộ sinh, Báo ân này là Tông chỉ của Kinh Ðịa Tạng. Nếu như giảng rõ ràng thì rất là nhiều, cho nên tôi chỉ giảng kỹ những điều quan trọng, sau đó thì các vị sẽ hiểu rõ.
Nói đến đạo hiếu này, có người vừa nghe nói thì liền nghĩ. "Tôi phải về nhà hiếu thảo với cha mẹ." Nhưng về đến nhà, gặp cha mẹ thì liền quên đi việc hiếu thảo. Tại sao quên? Chính là vì mình không biết đúng đắn thế nào là lòng hiếu thảo. Ðể bày tỏ lòng hiếu thảo đúng đắn bạn cần phải học Phật pháp. Quý vị ở đây học Phật pháp tức là hiếu thảo với cha mẹ. Không cần nói tôi về nhà mới là hiếu thảo cha mẹ, để khi về đến nhà lại quên hiếu thảo cha mẹ. Quý vị ở đây học Phật pháp, làm một người tốt trên thế giới, điều này đối với thế giới thì có lợi. Có lợi cho thế giới, thì chính là hiếu thảo với cha mẹ.
Hiếu có bốn loại: Có tiểu hiếu, đại hiếu, viễn hiếu, cận hiếu. Cái gì gọi là tiểu hiếu? "Tiểu hiếu" là hiếu với gia đình, chính là có hiếu thuận với cha mẹ của mình ở nhà, chứ chưa hiếu thuận với tất cả mọi người, chưa có thể làm một người hiếu quảng đại. "Hiếu quảng đại" là gì? Hiếu quảng đại chính là "Ðại hiếu", hiếu với khắp thiên hạ, xem tất cả cha mẹ trên đời là cha mẹ của mình. Ðây gọi là hiếu thảo với tất cả mọi người. Nhưng đại hiếu này còn chưa nói đến việc hiếu thảo chân chánh. "Hiếu thảo chân chánh" là sao? Chân hiếu" là chỉ khi nào quý vị thành Phật mới gọi là Chân hiếu. Lòng hiếu này vượt ngoài bốn loại hiếu kia; nó là một loại hiếu chân chánh. Cho nên dù phụ thân không cho phép đức Thích Ca xuất gia, nhốt Ngài ở trong cung, nhưng Ngài vẫn lén đi xuất gia tu hành. Ngài tu khổ hạnh sáu năm trên núi Tuyết, rồi sau đó Ngài ngộ đạo thành Phật dưới cội cây Bồ đề, đây là sự hiếu thảo chân chánh. Cho nên sau khi Ngài thành Phật, Ngài lên cung trời thuyết pháp cho mẹ. Quý vị xem đây có phải là "Chân Hiếu" không?
Thế nào gọi là "cận hiếu"? Cận hiếu là con người theo thời đại ngày nay mà hiếu thảo với cha mẹ, đi học cũng là phương pháp hiếu thảo với cha mẹ, đây gọi là cận hiếu. "Viễn hiếu" là hiếu thảo muôn đời; cận hiếu là hiếu thảo đời này. Cận hiếu cũng có thể nói là tiểu hiếu, nhưng cũng có ít nhiều không giống. Viễn hiếu là hiếu thảo muôn đời, như Trung Quốc có 24 người con hiếu, 24 người con hiếu này là hiếu thảo muôn đời, vì họ đã để lại tiếng thơm cho muôn đời.
Nói đến "Nhị thập tứ hiếu" này thì Trung Quốc có một người gọi là Ðổng Vĩnh. Ðổng Vĩnh còn gọi là Ðổng Ảm. Ðổng Vĩnh rất hiếu thảo với cha mẹ. Hàng xóm của anh ta có một người họ Vương, gọi là Vương Kỳ. Ðổng Vĩnh là người nghèo, không có tiền, Vương Kỳ là người giàu có. Nhưng mẹ của Ðổng Vĩnh, vì nhờ có người con hiếu thảo nên được khỏe mạnh mập mạp. Mặc dù đã lớn tuổi, nhưng từ sáng đến tối bà luôn cảm thấy vui vẻ. Còn bà mẹ của Vương Kỳ mặc dù tiền bạc sung túc, ăn thì có thịt heo, thịt gà, cá, vịt, toàn thứ ngon vật lạ, nhưng lại ốm yếu bệnh hoạn. Bà ta không có một chút vui vẻ, luôn đau buồn. Có một hôm Ðổng Vĩnh không có ở nhà, Vương Kỳ cũng không có ở nhà, bà ốm mới hỏi bà mập: "Nhà bà nghèo như thế, cũng không có gì ngon để ăn. Vậy tại sao bà mập như vậy? Bà lớn tuổi như thế, mà mập như vậy là lý do gì? Mẹ của Ðổng Vĩnh mới nói với mẹ của Vương Kỳ rằng: "Bởi vì con của tôi rất là hiếu thảo, nó không dám làm một việc gì xấu cả, lại rất thật thà đúng đắn, cần cù làm việc. Tôi không có điều chi đau buồn về nó, lại rất hài lòng. Tâm hồn thoải mái, thân thể khỏe mạnh, tôi thích như vậy, nên tôi mập được." Sau đó mẹ của Ðổng Vĩnh tức là bà mập hỏi lại bà ốm: "Bà có tiền như thế, ăn toàn là thứ ngon vật lạ, tại sao lại ốm như vậy? Bà ốm như cây sậy, có phải là bệnh gì không? Bà ốm này liền trả lời: "Tôi hả! Tuy có tiền, tuy có đồ ăn ngon, nhưng đứa con của tôi, tánh nó không thật thà, không đúng đắn, thường làm những hành vi phi pháp; hôm hay phạm pháp, ngày mai cũng phạm pháp. Ba hôm nay bị sai nha bắt tra hỏi, mai lại có lệnh gọi của phủ đường gửi đến. Tôi từ sáng đến tối, chỉ lo lắng cho đứa con này, ăn dù ngon cách mấy cũng cảm thấy không vui, từ sáng đến tối lúc nào cũng ưu sầu, lo buồn. Cho nên tôi càng ngày càng ốm đi, mập không nổi, đều là vì buồn bực chuyện này"...
"Hiếu", tuy có viễn hiếu, cận hiếu, đại hiếu, tiểu hiếu, nhưng nói đến sự hiếu thảo chân chánh, thì chân hiếu chính là tu hành để sau này thành Phật. Các vị hôm nay học Phật pháp, không trở về nhà, chính là sự hiếu thảo chân chính, đúng là biết học Phật. Có thể hành trì phật pháp thì mới là sự hiếu thảo đúng đắn nhất.
Song song với những điều Hiếu như trên, chúng ta cần nhận định rõ ràng phương pháp cúng sao cho người âm, lẫn người dương điều được lợi lạc, chớ vì hình thức bên ngoài mà mất đi tính chất Đạo Phật là cứu khổ ban vui. Cứu người âm đâu ta chưa thấy, mà lại thấy nợ chồng chất lên từng ngày cho người sống thêm khổ sở.
Trong giáo lý của Đức Phật, có dạy muốn cứu người thân quyến như chuyện của Tôn Giả Mục Kiền Liên là chúng ta phải trì chay giữ giới, thỉnh mười phương Tăng nhất tâm chú nguyện thì mới mong người mất siêu thoát. Vậy các vị cần có Chánh Kiến ( cái thấy chân chánh) để làm việc sao cho đúng, đừng để bị người khác dẫn dắt sai đường nha!
Kính chúc chư vị đồng học, đồng tu và chư hiền hiểu đúng, làm đúng để lợi lạc quần sinh, đúng Tông chỉ cứu khổ ban vui.
Nam Mô A Di Đà Phật

Thường Quán Tưởng!

Chợt đến, chợt đi, lý vốn thường,
Vui chơi, ham muốn, chuyện buồn thương.
Thạnh suy, phải trái, đều mộng tưởng,
Gạt hết ưu tư, chuyện tỏ tường.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Tìm Hiểu Kinh Chăn Bò


 ĐẠI KINH NGƯỜI CHĂN BÒ (Mahagopalakasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp-cô-độc). Ở tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Này các Tỷ-kheo, nếu không đầy đủ mười một đức tánh này, một người chăn bò không thể chăn giữ đàn bò, không thể khiến đàn bò được hưng thịnh. Thế nào là mười một? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một người chăn bò không biết rõ sắc, không khéo (phân biệt), các tướng, không từ bỏ trứng con bò chét, không băng bó vết thương, không có xông khói, không biết chỗ nước có thể lội qua, không biết chỗ nước uống, không biết con đường, không khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, là người vắt sữa cho đến khô kiệt, là người không chú ý, không săn sóc đặc biệt những con bò đực già và đầu đàn. Này các Tỷ-kheo, người chăn bò nào không đầy đủ mười một đức tánh như vậy, không thể chăn giữ đàn bò, không thể khiến đàn bò được hưng thịnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không đầy đủ mười một pháp, không thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp luật này. Thế nào là mười một? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không biết sắc, không khéo (phân biệt) các tướng, không từ bỏ trứng con bò chét, không băng bó vết thương, không có xông khói, không biết chỗ nước có thể lội qua, không biết chỗ nước uống, không biết con đường, không khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, là người vắt sữa cho đến khô kiệt, đối với những Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có sự tôn kính, tôn trọng đặc biệt.
Chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không biết rõ các sắc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với sắc pháp không như thật biết tất cả loại sắc thuộc bốn đại và sắc do bốn đại hợp thành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không biết rõ các sắc. Chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không khéo (phân biệt) các tướng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không như thật biết kẻ ngu và nghiệp tướng của người đó, kẻ trí và nghiệp tướng của người đó. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không khéo (phân biệt) các tướng. Chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không trừ bỏ trứng con bò chét? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thọ dụng dục tầm khởi lên, không từ bỏ, không tránh né, không chấm dứt, không làm cho không tồn tại, thọ dụng sân tầm khởi lên... (như trên)... thọ dụng hại tầm khởi lên... (như trên)... thọ dụng các ác, bất thiện pháp khởi lên, không từ bỏ, không tránh né, không chấm dứt, không làm cho không tồn tại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không trừ bỏ trứng con bò chét. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không băng bó vết thương? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, khi mắt thấy sắc, nắm giữ tướng chung, nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì làm con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo không tự chế ngự nguyên nhân ấy, không hộ trì con mắt, không thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy nắm giữ tướng chung, nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo không chế ngự nguyên nhân ấy, không hộ trì ý căn, không thực hành sự hộ trì ý căn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không băng bó vết thương. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không xông khói? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thuyết giảng rộng rãi cho các người khác biết Chánh pháp mình được nghe, được thọ trì. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không xông khói. Và này, các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo không biết chỗ nước có thể lội qua? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thỉnh thoảng có đến gặp những Tỷ-kheo đa văn được trao cho truyền thống giáo điển, những bậc trì Pháp, trì Luật, trì matika (các bản tóm tắt) nhưng không hỏi, không trả lời các vị ấy: “Thưa Tôn giả, điểm này là thế nào? ý nghĩa này là gì?” Những bậc Tôn giả ấy không làm cho hiển lộ những điều chưa hiển lộ, không làm cho rõ ràng những điều chưa được rõ ràng, và đối với những nghi vấn về Chánh pháp, các vị ấy không đoạn trừ nghi hoặc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không biết chỗ nước có thể lội qua. Và chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không biết rõ chỗ nước uống? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết được giảng dạy, không chứng đạt nghĩa tín thọ, pháp tín thọ, không chứng đạt sự hân hoan liên hệ đến Pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không biết chỗ nước uống. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không biết về con đường. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không như thật biết con đường Thánh đạo Tám ngành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không biết đến con đường. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không khéo léo với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không như thật biết về Bốn Niệm xứ. Như vậy này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không khéo léo với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo vắt sữa cho đến khô kiệt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi các vị tại gia vì lòng tin cúng dường các vật dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, Tỷ-kheo không biết nhận lãnh cho được vừa đủ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo vắt sữa cho đến khô kiệt. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo, đối với những Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có sự tôn kính, sự tôn trọng đặc biệt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với Thượng tọa, trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có thân nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, không có khẩu nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, không có ý nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đối với những Thượng tọa, trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có sự tôn kính, sự tôn trọng đặc biệt. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không đầy đủ mười một pháp này, thì không thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp, Luật này.
Này các Tỷ-kheo, người chăn bò đầy đủ mười một đức tánh này có thể chăn giữ đàn bò, khiến đàn bò trở thành hưng thịnh. Thế nào là mười một? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chăn bò biết rõ sắc, khéo (phân biệt) các tướng, trừ bỏ trứng con bò chét, băng bó vết thương, có xông khói, biết chỗ nước có thể lội qua, biết chỗ nước uống, biết con đường, khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, không vắt sữa cho đến khô kiệt, là người chú ý săn sóc đặc biệt, những con bò đực già và đầu đàn. Này các Tỷ-kheo, người chăn bò đầy đủ mười một đức tánh này có thể chăn giữ đàn bò và làm cho đàn bò trở thành hưng thịnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ mười một pháp này có thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp, Luật này. Thế nào là mười một? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, biết rõ sắc, khéo (phân biệt) các tướng, trừ bỏ trứng con bò chét, băng bó vết thương, có xông khói, biết chỗ nước có thể lội qua, biết chỗ nước uống, biết con đường khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, không phải là người vắt sữa cho đến khô kiệt, đối với những Thượng tọa, trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có sự tôn kính, tôn trọng đặc biệt.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết rõ các sắc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với sắc pháp như thật biết tất cả loại sắc thuộc bốn đại và sắc do bốn đại hợp thành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết rõ các sắc. Chư Tỷ-kheo thế nào là Tỷ-kheo khéo (phân biệt) các tướng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật biết kẻ ngu và nghiệp tướng kẻ ngu, kẻ trí và nghiệp tướng kẻ trí. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khéo (phân biệt) các tướng. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo trừ bỏ trứng con bò chét? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không thọ dụng dục tầm khởi lên, từ bỏ, tránh né, chấm dứt, làm cho không tồn tại, không thọ dụng sân tầm khởi lên... (như trên)... không thọ dụng hại tầm khởi lên... (như trên)..., không thọ dụng các ác, bất thiện pháp khởi lên, từ bỏ, tránh né, chấm dứt, làm cho không tồn tại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo trừ bỏ trứng con bò chét. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo băng bó vết thương? Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo băng bó vết thương. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo có xông khói? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thuyết giảng rộng rãi cho các người khác biết Chánh pháp mình được nghe, được thọ trì. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo có xông khói. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết chỗ nước có thể lội qua. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thỉnh thoảng có đến gặp những Tỷ-kheo đa văn, được trao cho truyền thống giáo điển, những bậc trì Pháp, trì Luật, trì matika (các bản tóm tắt) có hỏi, có trả lời các vị ấy: “Thưa Tôn giả, điểm này là thế nào? Ý nghĩa này là gì? Những bậc Tôn giả ấy làm cho hiển lộ những điều chưa được hiển lộ, làm cho rõ ràng những điều chưa được rõ ràng, và đối với những nghi vấn về Chánh pháp, các vị đoạn trừ nghi hoặc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết rõ chỗ nước có thể lội qua. Và chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết rõ chỗ nước uống? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, giảng dạy, chứng đạt nghĩa tín thọ, chứng đạt pháp tín thọ, chứng đạt sự hân hoan liên hệ đến Pháp. Như vậy, là Tỷ-kheo biết chỗ nước uống. Và các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết rõ về con đường? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật biết con đường Thánh đạo Tám ngành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết rõ con đường. Và này, các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thật biết về Bốn Niệm xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không vắt sữa cho đến khô kiệt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi các vị tại gia vì lòng tin cúng dường các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, Tỷ-kheo biết nhận lãnh cho được vừa đủ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không vắt sữa cho đến khô kiệt. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo, đối với những Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có sự tôn kính, sự tôn trọng đặc biệt. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với các Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có thân nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, có khẩu nghiệp, đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, có ý nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đối với những Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, có sự tôn kính, có sự tôn trọng đặc biệt. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đầy đủ mười một pháp này, thì có thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp, Luật này.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy, các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Qua bài kinh Chăn Bò cho chúng ta học, hành như lời giáo huấn của Đức Phật tuyên thuyết, cần thấy rõ 11 pháp;
1.      Không biết rõ các sắc.
2.      Không khéo phân biệt các tướng.
3.      Không từ bỏ trứng của con bò chét.
4.      Không biết băng bó vết thương cho bò.
5.      Không biết xông khói cho bò.
6.      Không biết chỗ nước có thể lội qua.
7.      Không biết chỗ uống nước.
8.      Không biết con đường.
9.      Không khéo đối với các đàn bò.
1.  Vắt sữa bò đến khô kiệt.
1.  Không chú ý săn sóc đặc biệt con bò đầu đàn, con bò lớn tuổi.

Như vậy, các bạn đồng học, đồng tu cùng nhau suy gẫm lại chính tự thân của chúng ta mỗi ngày phải tiến bộ hơn một ngày, và hôm nay chúng ta phải hơn ngày hôm qua, hơn với chính tự thân giác tánh. Chứ đừng vì hơn thua nhỏ nhặt, mà làm mất đạo tâm chính mình và cho mỗi người. Vì giáo dục Phật giáo là giáo dục cho lối sống; Phật giáo đến đâu thì hòa bình dến đó, Phật giáo chỉ cho sự hòa bình.
Trong thiền tông và tịnh độ tông  đều có 10 bài thơ nói về chăn trâu ( bò ) hay chăn tâm, mang ý nghĩa là 10 bức tranh mà mục đồng chăn lấy con trâu ( bò ), từ khi con trâu (bò) bung lung trở thành thuần thiện. Như khi chúng ta tu hành từ giai đoạn đầu đến thành quả vị giác ngộ.
1.     Trí lung như trâu lung
Người giác người mục tử
Bụi đời cơn gió dữ
Trâu lạc người khổ lùng
2.     Trâu đây gặp người đây
Roi thừng chuyên giam giữ
Phương tiện làm mối dây
Trâu người đừng cách trở
3.     Vừa bước đầu gặp gỡ
Chưa dễ nhớ dây roi thừng
Người chăn chăn hăm hở
Trâu theo theo lừng chừng
4.     Lòng xây dây tháo nuột
Nghi ngại bớt lường cân
Trâu nhìn người quen thuộc
Người chăn trâu ân cần
5.     Thuần hòa qua biển khó
Không e dè đâu đó
Hình bóng luôn phút giây
Người đâu trâu theo đó
6.     Tín thành ai canh giữ
Trâu người hằng tín giao
Trâu nằm vui thanh thú
Đạo trúc người tiêu dao
7.     Thêng thang người yên nghĩ
Chi đâu nữa lo âu
Người trâu tình hoan hỷ
Quấn quýt nhau cùng nhau
8.     Đối nhau không lưu ý
Đồng ý vẫn thường nhau
Trâu người chung thanh khí
Thanh tịnh người cùng nhau
9.     Trâu cùng người không khác
Người có thôi trâu chi
Thanh tịnh cùng diệu lạc
Thanh tịnh càng huyền vi
10.  Chăn giữ trâu không còn
Mục đồng ích chi nữa
Chơn như soi muôn thuở
Giáo lý nói chi hơn.
                    __((ii))__
11.  Đêm dài mõi giấc chiêm bao
Vài con én nhỏ bay vào hư 
Cuộc đi cuộc ở cuộc chờ
Hành nhân hiu hắt lửng lờ nguồn chân
12.  Người về tìm dấu chân xưa
Chiều nghiêng cỏ dại, rừng thưa lá vàng
Người về cuộc mộng vừa tan
Bờ khe lạnh bóng, mây ngang lưng trời
13. Tàn phai mấy độ phai tàn
Ngẩn ngơ cát bụi, vô bàn chân không
Giật mình ta cuộc trùng phùng
Phút giây hư thực, vô cùng thực hư
14. Đón đưa nhau chẳng bến bờ
Có không hồ dễ, đợi chờ buồn vui
Bước chân đi giữa cuộc đời
Dang tay nắm mộng, môi cười thơ ngây
15. Có chi thường với chẳng thường
Bước chân như vẫn, bên đường chân như
Không phù du, có phù du
Trăm năm vệt khói, sương mù những đâu
16. Ta cũng thả bóng, cũng ta
Trời bao xa, đất bao xa dặm này
Sau gì đây,trước gì đây
Âm thầm núi biếc, non mây rộn ràng
17.Gió ngút rừng lương trăng nỡ hoa
Trời cao lồng lộng mấy yên là
Một mình ngồi lại bên sông vắng
Mặc khách giang hồ lặng lẽ qua
18. Biển xanh qua mấy muôn trùng
Trăng soi hờ hững, thuyền không hững hờ
Gặp nhau là chút tình cờ
Em ra trường mộng bài thơ vô đề
19.Mênh mông bóng núi chân ngày
Vu vơ sóng cả đùa mây giang đầu
Lung linh bóng nhạn qua cầu
Lững lờ con nước một màu xanh xanh
20. Bóng vờn trên ngọn tử sinh
Gậy khua đầu gậy
Giật mình thiêng thu
Chúc các vị đồng học, đồng tu thực hành giáo lý của Đức Phật ngày càng sáng tỏ tâm tư chính mình và cho mọi người để đền đáp công ơn của Phật và thầy tổ cho ta giới thân huệ mạng.
Nam Mô A Di Đà Phật

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

ĐẠO VÀ NHÀ



Đạo--->Đạo lý--->Triết lý--->Triết học-->Học thuyết--->Lý luận
--->Chấp kiến--->Chấp thủ--->So sánh à Đạo vốn như thị


Nhà--->Đường làng--->Đường xã--->Đường huyện--->Đường tỉnh--->Đường thành phố--->Đường quốc gia--->Đường xuyên quốc gia--->Đường địa cầu

  Mồ tổ mầy! nhà của mình từ đó đến giờ vẫn như thế , nào có đi đâu !


Khi trở về với tự tánh thì chúng ta phải bỏ hết chữ nghĩa để đạt đến lý tưởng tuyệt đối , đó chính là Niết Bàn

LỘ TRÌNH SANH TỬ



Một niệm si mê vốn đảo điên
Ba nghìn thế giới nỗi ưu phiền
Tĩnh tâm hiệp giác đâu còn nữa
Bổn tánh chân như trước Phật tiền



                    Không người , không vật , cũng không Ta
Vạn pháp sinh ra nơi Ta Bà
        Nói có cùng không thời điên đảo
  Dứt tuyệt nghĩ suy A Mi Đà!