Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

Đặc sắc câu đối chùa Quán Sứ


Chùa Quán Sứ là một trong rất ít ngôi chùa ở phía Bắc mà tên chùa cũng như nhiều câu đối được viết bằng chữ Quốc ngữ. Phải chăng vì ngôi chùa được xây dựng lại vào giữa thế kỷ XX và vì chùa đã trở thành trụ sở của Tổng hội Phật giáo Bắc Việt, nay là Trụ sở của GHPGVN

Lịch sử chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ XV. Nguyên xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa, chỉ có mấy gian nhà tranh ở phía Nam, dân làng dùng làm chỗ tế thần cầu yên gọi là xóm An Tập. Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống Việt Nam. 

Nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Vì sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Thời gian đã xóa đi dấu khu nhà Quán Sứ nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại.

Theo bài văn của Tiến sĩ Lê Duy Trung khắc trên tấm bia dựng năm 1855, vào đầu đời Gia Long (1802-1819) chùa gần đồn Hậu Quân. Đến năm 1822, chùa được sửa sang để làm chỗ lễ bái cho quân nhân ở đồn này. Khi quân ở đồn này rút đi, chùa được trả lại cho dân làng. Nhà sư Thanh Phương trụ trì ở chùa lúc đó mới làm thêm các hành lang, tô tượng, đúc chuông. Tiền đường của chùa thờ Phật, còn hậu đường thờ vị quốc sư Minh Không thời Nhà Lý.
Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở trung ương. Năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do chính Tổ Vĩnh Nghiêm duy.
 
Kiến trúc chùa Quán Sứ bao gồm: Tam quan của chùa có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Qua tam quan là một sân rộng lát gạch, bước lên 11 bậc thềm là tới chánh điện cao, hình vuông, xung quanh có hành lang. Điện Phật được bài trí trang nghiêm, các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy. Phía trong cùng, thờ ba vị Tam thế Phật trên bậc cao nhất. Bậc kế tiếp thờ tượng Phật A-Di-Đà ở giữa, hai bên có tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. 

Bậc dưới đó, ở giữa thờ Phật Thích Ca, hai bên là A - Nam -Đà và Ca-Diếp. Bậc thấp nhất, ở ngoài cùng có tòa Cửu Long đứng giữa tượng Quan Âm và Địa Tạng. Gian bên phải chánh điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không ) với hai thị giả, gian bên trái thờ tượng đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình.
Hai bên và đằng sau sân là các dãy nhà dùng làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng.
 
Chùa Quán Sứ có lẽ là một trong rất ít ngôi chùa ở Việt Nam mà tên chùa cũng như nhiều câu đối được viết bằng chữ Quốc ngữ. Phải chăng vì ngôi chùa được xây dựng lại vào giữa thế kỷ XX và vì chùa đã trở thành trụ sở trung tâm của Tổng hội Phật giáo Bắc Việt, nay là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngôi Quốc tự chung của các thiện nam tín nữ trên đất Việt. Phân viện Nghiên cứu Phật học thuộc Giáo hội và Văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ở Việt Nam) cũng đặt ở đây.
Nửa thế kỷ nay, chùa Quán Sứ đã chứng kiến nhiều hoạt động quan trọng, trong đó có sự thống nhất tổ chức Phật giáo trong nước và sự hòa nhập của Phật giáo Việt Nam với Phật giáo thế giới. 

Chính nơi đây vào ngày 13 tháng 05 năm 1951 (08/04/Tân Mão) lần đầu tiên lá cờ Phật giáo thế giới do Thượng tọa Thích Tố Liên mang về từ Colombo đã xuất hiện trên bầu trời Hà Nội. 

Vừa qua do nhà Tổ cũ xuống cấp không sử dụng được nên đã xây lại nhà tổ mới, trang nghiêm hơn xưa.(2).
 
Về câu đối hoành phi chùa quán sứ tại nhà thờ Tổ mới có:

Câu đối: TÙNG LÂM QUÁN SỨ NÊU CAO CÔNG TRẠNG BẬC TÔN SƯ
Hoành phi:  (phía trái): ĐUỐC TUỆ NÊU CAO
PHẬT HOÀNG ĐIỀU NGỰ DỰNG XÂY CỰC LẠC GIỮA TRỜI NAM.
Hoành phi:   TỔ ĐỨC LƯU PHƯƠNG
(Phải): TỲ NI LƯU CHI QUẢNG BÁ THIỀN TÔNG TRÊN ĐẤT VIỆT
(Phía phải): hoành phi: ĐÈN TỪ CHIẾU KHẮP
(Câu đối phía phải): PHẬT GIÁO VIỆT NAM THÀNH KÍNH TRI ÂN NGÔI TỔ ĐỨC.  
(Trái) TỐT ĐỜI ĐẸP ĐẠO THIỀN MÔN NỞ RỘ CÁC CAO TĂNG
(Giáp trái) THĂNG LONG ĐẠI VIỆT PHÁT HUY MÔN PHÁI BĂC TRUNG NAM
 ( Giáp phải): HÀ NỘI THỦ ĐÔ DẤU ẤN TỔ THIỀN TỊNH MẬT
 (Phải): HỘ QUỐC DÂN AN GIÁO SỬ CÒN GHI BAO THẠC ĐỨC.
 Hoành phi ngoài cửa: NHÀ THỜ TỔ
 
Về câu đối hoành phi chùa quán sứ tại ban đức ông
Hoành phi:聰明正直
Câu đối trong
 Trái: 擁護精藍萬古存
 Phải: 匡扶寳剎千年盛
Phiên âm:
Ủng hộ tinh lam vạn cổ tồnKhuông phù bảo sái thiên niên thịnh.
Dịch nghĩa: 
Ủng hộ thiền môn vạn thuở cònPhù trợ cảnh chùa ngàn năm thịnh.
Câu đốingoài:
Trái: 除灾捍患著豊功
phải: 度世救民昭大德
Phiên âm:
Trừ tai tảo hoạn trược phong côngĐộ thế cứu dân chiêu đại đức
Dịch nghĩa:
Trừ tai ương, dẹp hoạn nạn, mang danh phong công hầuĐộ đời cứu dân, được tôn xưng đức lớn
 
Về câu đối hoành phi chùa quán sứ tại banThiền sư Nguyễn Minh Không
Hoành phi giữa: 神通六智
Câu đối dưới do cụ Phúc Tuệ Vũ Như Trác cung tiến, ca ngợi Nguyễn Minh Không là người có công sang tận Trung Quốc lấy đồng về làm tứ khí cho đất Nam Việt ta.
Trái:  四器成南越寳千古竒觀
Phải:一囊括盡北京銅六通玄智
Phiên âm: 
Tứ khí thành nam việt dung bảo thiên cổ kỳ quan.
Nhất nang quát tận Bắc Kinh đồng lục thông huyền trí.
Dịch nghĩa: 
Đúc tứ khí thành đồ quốc bảo nghìn đời của nước Nam.Một túi vải thu hết đồng ở Bắc Kinh, là bậc lục thông huyền trí. 
 
3. Câu đối cửa chùa:
Hoành phi:照破昏衢
Câu trái: 氣高星漢聰明德化合陰陽
Câu phải: 威肅風雲正直靈聲聞宇宙
Phiên âm:
Khí cao tinh hán thông minh đức hóa hợp âm dương.Uy túc phong vân chính trực linh thanh văn vũ trụ.
Dịch nghĩa:
Chí khí cao tới tận trời xanh, thông minh đạo đức hợp với âm dương.Uy linh đầy trời gió mây, chính trực linh thanh vang khắp vũ trụ.
Hoành phi: 慈仁廣大
Hoành phi giữa: 大雄寶殿
Câu đối trái giữa: 福慧甚深究竟一心不亂慈尊
Câu đôi phải giữa: 壽光無量莊嚴萬德洪名眞教體
Phiên âm:
Phúc tuệ thậm thâm cứu kính nhất tâm bất loạn từ tôn.
Thọ quang vô lượng trang nghiêm vạn đức hồng danh chân giáo thể.
Dịch nghĩa:
Phúc tuệ sâu sắc là cứu cánh, nhất tâm bất loạn là đức Phật đại từ.Thọ quang vô lượng trang nghiêm ( chỉ Di đà Phật) cái tên hồng đức lớn là bậc giáo chủ chân chính.
Hoành phi giữa trái phải: 寳珞莊嚴
Hoành phi trái: 以觀觀者
Câu đối trái phải: 照七大四科開合聞思修弟一義天
Câu đối trái: 覽五時八教紀綱經律論真三昧海
Phiên âm: Chiếu thất đại tứ khoa khai hợp văn tư tu đệ nhất nghĩa thiên.
Lãm ngũ thời bát giáo kỷ cương Kinh Luật Luận chân tam muội hải.
Dịch nghĩa:
Soi 7 đại 4 khoa khai hợp văn tư tu là giáo lý tuyệt đối của PhậtThấu suốt năm thời, bát giáo, Kinh Luật Luận là rường mối của biển chính định.
Câu đối cổng tam Quan trong nhìn ra ngoài: 
 
Câu đối thờ Địa tạng (vong linh):
 Câu đối Trái: ĐÀI BIA GHI NHỚ PHÚC DUYÊN CHUNG
Hoành phi: BỐN ƠN CÙNG ĐỀN ĐÁP
Câu đối phải: HƯƠNG HỎA ĐỀN BÙ CÔNG ĐỨC HẬU
Câu đối hoành phi bia liệt sĩ:
Câu đối trái: HIẾU NGHĨA ĐỈNH ĐẦU THĂM THẲM SOI
Hoành phi giữa: ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN LIỆT SĨ
Câu đối phải: CÔNG ÂN TẤC DẠ ĐINH NINH BÁO
Câu đối ban địa tạng:
Đại tự:Nguyện Hoằng Thâm. Do huyện Thanh Oai tỉnh Hà Đông làm vào năm Bảo Đại thứ 17, Nhâm Ngọ(tức tháng 2/1942) cung tiến. Hai câu đối dưới đây là do Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha làm, Ban Hộ Niệm Phật giáo Bắc Kỳ cung tiến, câu đối ca ngợi công đức lớn của Đức Địa Tạng Vương.
Câu đối trái: Xót địa ngục trầm luân khổ nạn thể lòng nhân nguyện độ cõi u minh.
Câu đối phải: Thương chúng sinh điên đảo cương thường, rạng đức hiếu, làm gương đời ác trọc.
 
 Hoành phi câu đối ban Bồ Tát Quan Âm Chuẩn Đề
Hoành phi:施無畏.
Dưới đây là câu đối bằng chữ Nôm nhưng do máy tính không có phông chữ Nôm nên tác giả tạm viết bằng tiếng Việt như sau:
Câu đối trái: Bơi chiếc thuyền Bát Nhã tiếp chúng sinh lên chín phẩm đài sen
Câu phải:vẩy giọt nước dương chi dẹp lửa độc khắp ba nghìn cõi tục.
Đại tự giữa: 圓大覺
Câu đối chữ Hán này Do đại sư Thái Hư – lãnh tụ phong trào chấn hưng Phật giáo Trung Quốc, nhân dịp sang thăm Quán Sứ tháng 5/1940 viết tặng Hội Phật giáo Bắc Kỳ: 
Câu phải:法輪似地東西轉.
Câu trái:佛道逢源左右通.
Phiên âm:
Pháp luân tự địa đông tây chuyển
Phật đạo phùng nguyên tả hữu thông.
Dịch nghĩa: 
Bách xe pháp giống như trái đất chuyển động từ Đông sang TâyĐạo Phật trở về nguồn sẽ thông suốt cả bên trái cũng như bên phải.
Câu đối chữ Hán dưới này do HT Thích Đức Nhuận làm năm 1973 khi chuẩn bị đón ông Xihanuc quốc vương Campuchia sang Việt Nam viếng thăm lễ Phật chùa Quán Sứ:
Câu phải:佛心本是眾生心明常合
Câu trái:教法不離世間法色卽是空.
Phiên âm:
Phật tâm bản thị chúng sinh tâm minh thường hợp
Giáo pháp bất ly thế gian giáo sắc tức thị không.
Dịch nghĩa:
Tâm Phật cũng là tâm chúng sinh chỉ khác ở chỗ sáng suốt và diệu dụng.Truyền bá giáo pháp không tách rời thế gian, có tức là không.
 Đại tự trong: 常光寂.
 Câu đối chữ Hán này do HT Thích Doãn Hài ( tổ Tế Cát) làm vào năm 1942 như sau:
Câu phải: 法界不思議耀古騰今於一毛端現寳王.
Câu trái: 世間真調御隨機逗教(tọa)微塵裡轉大法輪.
Dịch âm: Pháp giới bất tư nghị diệu cổ đằng kim ư nhất mao đoan hiện bảo vương sái.
Thế gian chân Điều Ngự  tùy cơ đậu giáo tọa vi trần lý chuyển đại pháp luân.
Dịch nghĩa:
Giáo pháp không thể nghĩ bàn, thấu xưa vượt nay, ở trên đầu một sợi lông mà hiện tòa nhà vương báu.Bậc chân Điều Ngự của thế gian, tùy cơ nghi giáo hóa, ngồi trong hạt bụi mà chuyển bánh xe pháp lớn.
Câu đối chữ Hán này do cử nhân Dương Bá Trạc viết năm 1942, Ban hộ niệm Hội Phật giáo Bắc Kỳ khắc như sau:
Phải: 乾坤拉子撒手儘 成空唯大慈大悲此性不生還不滅.
Trái:衣鉢真傳拈花只微笑捨了相了法上天無臭亦無聲.
Phiên âm: 
Càn khôn lạp tử tán thủ tận thành không duy đại từ đại bi thử tính bất sinh hoàn bất diệt.
Y bát chân truyền niêm hoa chỉ vi tiếu xỉ liễu tướng liễu pháp thượng thiên vô xú diệc vô thanh.
Dịch nghĩa:
Hạt giống lành mà đem rải khắp đất trời cũng thành không, chỉ có tính đại từ đại bi này là không sinh diệt.Y bát chân truyền từ thiền ngữ đức Phật giơ cành hoa mà ngài Ca Diếp nhận ý chỉ mỉm cười trước đại chúng, rõ thấu pháp tướng vốn không mùi không tiếng.
Câu đối này
 Phải:法身清淨歷億劫不滅不生隨在即莊嚴( chữ+ b chm th trước =nùng  )珥有緣聐色相.
Trái: 道眼光明普三界弗障弗碍照臨皆樂利海河無量沐恩波.
Phiên âm:
Pháp thân thanh tịnh lịch lịch ức kiếp bất diệt bất sinh tùy tại tức trang nghiêm nùng nhị hữu duyên chiêu sắc tướng.
Đạo nhãn quang minh phổ tam giới phất chướng phất ngại chiêu lâm giai lạc lợi hải hà vô lượng mộc ân ba.
Dịch nghĩa:
Trải quan hàng nghìn hàng vạn kiếp không có sinh có diệt, ở chỗ trang nghiêm chỗ nào cũng thấy sắc tướng của núi Nùng, sông Nhị.Sáng suốt khắp cả ba cõi, chẳng có gì cản trở ngăn che, soi đến nơi nào đều có lợi ích như cây cối được tưới nước.
Câu tiếp
Đại tự: 諸佛海會.
Phải:歷刧為明君爲良將爲孝子爲導師運用真如結界量善緣莊嚴福海.
Trái:現世棄珍寶棄委孥棄國城棄王位圓成大覺說恆沙妙法拔濟迷流.
Phiên âm: 
Lịch kiếp vi minh quân vi lương tướng vi hiếu tử vi đạo sư vận dụng chân như kết giới lượng thiện duyên trang nghiêm phúc hải.
Hiện thế khí chân bảo khí thê noa, khí quốc thành, khí vương vị viên thành đại giác thuyết hằng sa diệu pháp bạt tế mê lưu.
Dịch nghĩa:
Đã từng làm ông vua sáng, làm tướng giỏi,làm người con có hiếu, làm thày truyền đạo, vận dụng những giáo pháp tạo dựng những thiện duyên làm đẹp cho đạo.
Ngay trong đời này bỏ hết cả của cải, cả quốc gia, cả vợ con, cả ngôi vua chỉ tập trung vào học đạo, ngộ đạo và truyền đạo để giúp cho chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi.
 
Câu đối cổng Tam Quan. Câu đối đại tự trong chùa nhìn ra cổng Tam Quan
Đại tự giữa trên: CỬA PHÚC TUỆ
Câu đối trái: ĐƯỜNG BỆ ĐỘI GIỜI ĐẠP ĐẤT CHẤN CÕI NIẾT BÀN
Câu đối phải: HIÊN NGANG PHẤT GIÓ DẼ MÂY NÊU ĐƯỜNG CHÍNH GIÁC.
Câu đối tầng trung: 
Câu trái: CỬA TỪ BI TIẾP DẪN TÙY DUYÊN.
Câu phải: ĐƯỜNG GIÁC NGỘ ĐỀ HUỀ TIẾN HÓA.
Đại tự dưới: TỪ BI HỶ XẢ
Câu đối trái: TRANH THẾ SỰ TRĂM NĂM BẠC THAM SÂN SI SAU MANG NGHIỆP VÀO THÂN.
Câu đối phải: KỊCH TRẦN DUYÊN MỘT GIẤC VÀNG GIỚI ĐỊNH TUỆ SỚM TU NHÂN THÀNH PHẬT.
Đại tự cổng phải: PHƯƠNG TIỆN
Câu đối trái: HOA BỐN MÙA CHÀO ĐÓN PHẬT ĐÀI.
Câu đối phải: CÂY TRĂM THƯỚC DỰNG NÊU THUYỀN CẢNH.
Đại tự cổng trái: TÙY DUYÊN.
Câu đối trái: CỬA SẮC KHÔNG ĐÓN KHÁCH SIÊU PHƯƠNG.
Câu đối phải: ĐUỐC TRÍ TUỆ SOI ĐƯỜNG BÁC ÁI. 
 

Câu đối phía ngoài đường nhìn vào:
Đại tự trên: CHÙA QUÁN SƯ.
Câu trái: NIỆM KỆ HUYỀN KHÔNG BA BẢY CÕI CHUYỂN CƠ GIỚI PHÙ QUỐC THÁI HỘ DÂN AN.
Câu phải: HỒI CHUÔNG CẢM ĐỘNG CHÍN MƯỜI PHƯƠNG NAM MÔ PHẬT VƠI TRĂM SẦU VƠI BỂ KHỔ.
Câu đối tầng trung: 
Câu phía trái: LẦU GIÓ ĐI VỀ BÓNG SẮC KHÔNG.
Câu phía phải: CHUÔNG SƯỚNG KÊU GỌI HỒN KIM CỔ.
Tầng hạ:
Câu đối trái giữa: HỘI PHẬT ĐỦ MƯỜI PHƯƠNG BẢY CHÚNG ĐÓNG BÈ TẠP PHÚC THÂN SƠ VIỄN CẬN TỰ DO.
Câu đối giữa phải:  CỬA THUYỀN CHUNG BỐN BỂ MỘT NHÀ MƯỢN CẢNH TU THÂN QUÝ TIỆN HIỀN NGU BÌNH ĐẲNG.
Đại tự trái: NHÀ TĂNG
Câu đối trái: CHÙA TRUNG ƯƠNG HỘI PHẬT MỞ MANG.
Câu đối phải: CẢNH QUÁN SỨ NHÀ TĂNG TRUYỀN NỐI.
Đại tự phải: CỬA PHÁP.
Câu đối trái:  TRI ÂM LUI TỚI KHÁCH ĐÔNG PHA.
Câu đối phải: ĐẠO ẤN NỐI NOI THẦY PHẬT ẤN.
Câu đôi nhà giảng và nhà thờ cũ
Tại Nhà giảng: 
Khách tang hải ngẫm nguồn cơn tỉnh mộng
Đất Lạc Hồng mở vận hội minh tâm.
 

Tại nhà thờ Tổ
Phía ngoài án thờ:
Hoành phi: Tổ ấn trùng quang.
Phải: Lễ Phật sám hối tà tâm trừ ác nghiệp cơ cầu bồi cõi phúc.
Trái: Nghe pháp hiểu minh chính nghĩa làm nhân duyên công đức đóng bè từ.
Câu đối chữ Hán phiên âm:
Phải: Kế tổ truyền tông quang hữu vĩnh
Trái: Liên đăng lục diệm ánh vô biên
Dịch nghĩa:
Kế tổ truyền tông hào quang muôn thuở
Nối đèn tiếp đuốc, sáng ánh vô biên.
Phía trong án thờ:
Câu đối chữ Hán phiên âm:
Phải: Nhất hoa hiện thụy chi sa giới
Trái: Ngũ diệp lưu phương biến đại thiên.
Dịch nghĩa:
Một hoa Tây Trúc hiện, điềm lành khắp cõi trần saNăm lá truyền Đông Độ, mùi hương lan tỏa ngàn nơi. 

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

Đừng Mang Lửa của Bà Visakha

Đừng Mang Lửa Trong Nhà Ra Ngoài
“Đừng mang lửa trong nhà ra ngoài ”, câu nói gợi nhớ đến vị nữ cư sĩ hộ pháp hàng đầu thời Đức Phật - Visakha (Tỳ Xá Khư). Trong ngày Visakha xuất giá về nhà chồng, Dhanancaya, cha của Visakha đã kêu nàng lại nhắn nhủ con gái mấy điều về cách cư xử và ăn ở bên phía nhà chồng:
- Đừng mang lửa trong nhà ra ngoài,
- Đừng mang lửa bên ngoài vào nhà,
- Chỉ những ai trả nợ mới cho vay mượn,
- Những ai không trả nợ thì không cho vay mượn,
- Cho bà con, họ hàng, bạn bè gặp khó khăn vay dù họ trả hay không trả,
- Ngồi đúng phép,
- Ăn ngon,
- Ngủ kỹ,
- Chăm sóc ngọn lửa gia đình (cha mẹ chồng),
- Tôn kính lễ bái gia thần (tức là cha chồng và chồng).
Trong lúc Visakha đang nghe lời cha dặn dò thì ở phòng bên cạnh, Migara, cha chồng của Visakha (đến để rước dâu) cũng nghe lén được những lời hai cha con nói chuyện. Ngôn từ mà Dhanancaya dùng để dạy con gái thì cũng chỉ có Visakha hiểu, cha chồng nghe thì hiểu lầm, từ đó trong lòng đã để bụng và không thích cô con dâu, nhưng cũng không nói ra vì nể mặt phía gia đình con dâu.
Rước dâu về, Migara đãi đằng khách khứa suốt tuần lễ và mời rất đông đạo sỹ lõa thể phái Ni Kiền Tử đến tham dự, vì ông ta là tín đồ thuần thành của giáo phái này. Ông ta kêu Visakha đến đảnh lễ các “A la hán”. Visakha, đã chứng quả Nhập lưu lúc lên bảy tuổi khi nghe Đức Phật thuyết pháp, vừa nghe đến từ A la hán thì hớn hở vui mừng đi đến để đảnh lễ các “A la hán”, nhưng khi đến nơi nàng thấy toàn là các đạo sĩ lõa thể liền nói “Những người không biết xấu hổ này mà gọi là A la hán à! Thật đáng xấu hổ” và bỏ đi, không hiểu tại sao cha chồng lại kêu cô đảnh lễ những người lõa thể như vậy. Các đạo sĩ tức giận trước thái độ và cách cư xử của Visakha, nên bảo Migara hãy kiếm cô con dâu khác và đuổi Visakha đi. Migara không thể đuổi cô con dâu danh giá nên đành an ủi các đạo sĩ.
Từ ngày về nhà chồng, Visakha luôn làm tròn bổn phận dâu con, hầu hạ cha mẹ chồng, chăm sóc gia đình chồng chu đáo, quản lý gia nhân và quán xuyến công việc êm xuôi. Một ngày nọ, cha chồng bực tức do hiểu lầm câu nói của Visakha (Cha chồng con chỉ ăn thức ăn cũ, ý Visakha là cha chồng cô chỉ biết hưởng phước do tiền kiếp để lại chứ không biết tạo phước thiện trong đời hiện tại) nên đuổi Visakha đi, nhưng Visakha khôn khéo xin cha chồng cho vời người tới phân xử đúng sai. Được dịp, trước mặt mọi người, Migara ‘xổ’ luôn chuyện ông để bụng bấy lâu nay, rằng cha con Visakha ích kỷ, ngọn lửa cũng không cho người khác, rằng con gái về nhà chồng mà bảo con lo ăn ngon ngủ kỹ… Visakha giải thích tận tường tất cả, rằng “lửa” mà cha cô nói không phải là ngọn lửa thông thường mà đó là những va chạm, những lời vào tiếng ra phía bên nhà chồng, thì không nên để truyền ra ngoài cho đám gia nhân biết, còn “lửa” bên ngoài đó là những lời chỉ trích, những chuyện bàn tán của đám gia nhân, thì cũng không nên đem vào kể cho cha mẹ chồng và người trong nhà hay, ăn ngon mà cha cô nói là không ăn trước cha mẹ chồng và chồng, đứng hầu một bên khi cha mẹ chồng ăn, ngủ kỹ là quán xuyến công việc nên phải ngủ sau chồng và thức dậy sớm để chuẩn bị chu đáo cho chồng và cha mẹ chồng,…
Sau khi nghe giải thích, cha chồng xin lỗi vì đã hiểu lầm và trách lầm cô con dâu ngoan hiền. Được nước, Visakha  “đòi” ra khỏi nhà và chỉ ở lại với điều kiện là gia đình chồng phải đồng ý cho nàng thỉnh Phật và chúng tăng về nhà cúng dường. Chính nhờ sự khéo léo của Visakha mà hai cha con hiểu nhau, thương nhau, xóa bỏ ranh giới của sự hiểu lầm. Cũng chính nhờ Visakha mà ông Migara biết quy hướng Tam bảo, nghe Phật thuyết pháp chứng quả Dự lưu. Ông vui mừng thốt lên trước sự hiện diện của Đức Phật rằng: “Con gái, từ nay con là mẹ của ta!”. Chính vì vậy mà Visakha còn có tên là Migaramata (mẹ của Migara, Lộc Mẫu).

Chuyện nhà chồng - nàng dâu là chuyện nhạy bén muôn đời. “Chiến tranh” cũng thường hay xảy ra giữa mẹ chồng và nàng dâu, cha chồng và nàng dâu tuy ít xảy ra xung đột hơn nhưng cũng không phải là không có. Nếu con dâu khôn khéo biết lèo lái và hóa giải thì mọi chuyện sẽ êm đẹp, bằng ngược lại, có lẽ sẽ có nhiều chuyện buồn trong gia đình do sự xuất hiện của nàng dâu. Những lời khuyên của từ phụ của Visakha trong ngày xuất giá thật thiết thực và lợi ích. Phận dâu con phải làm sao để giữ cho ngọn lửa gia đình chồng được êm ấm, hạnh phúc; làm sao để duy trì, bảo trì ngọn lửa đúng cách, không đem “lửa” bên ngoài vào nhà và cũng không để “lửa” trong nhà lọt ra bên ngoài như thế thì gia đình mới êm ấm chứ chuyện gì cũng “trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã hay” hoặc biến nhà mình thành cái “trạm thu phát sóng” thì ngọn lửa hạnh phúc cũng sẽ sớm lụi tàn

45 Mùa An Cư Của Phật

TK. Định Phúc
     Dưới cội cây Bồ Đề (Bodhirukkha), vào ngày trăng tròn tháng Vesak năm 623 TCN, đức Bồ Tát Siddhattha đã trở thành một vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác (Sammāsambuddho) duy nhất và tối thượng nhất trong tam giới này. Từ lúc thành đạo cho đến ngày Đức Thế Tôn viên tịch Níp-bàn dưới tàn cây của hai cội long thọ (Sālā) tại vườn Kusinārā của người Malla, Ngài đã trải qua 45 năm hoằng pháp với 45 lần an cư mùa mưa để đem đem đến con đường giải thoát cho những chúng sanh nào hữu duyên với Chánh Pháp.
      Trong suốt 45 năm đó, Ngài không ở suốt nơi nào trong thời gian lâu, đó là thông lệ ba đời chư Phật, Ngài thường du hành khắp nơi để tiếp độ chúng sanh, đến khi mùa mưa đến thì Ngài cùng với chư Tăng mới an cư tại một địa điểm suốt 3 tháng mùa mưa. Rồi sau đó, khi mãn hạ thì Ngài lại cùng với chư Tăng lại tiếp tục công cuộc hoằng pháp độ sinh.
1. Mùa an cư thứ 1:
     Vào ngày rằm tháng 6, sau khi thành đạo được hai tháng, Đức Phật vận chuyển bánh xe pháp tại vườn Lộc Uyển, ở Isipattana để tiếp độ cho nhóm 5 anh em của Ngài Kiều Trần Như (Koṇḍañña) với bài pháp đầu tiên là bài Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattanasutta). Với bài pháp này, Ngài Kiều Trần Như đã thành tựu được Thánh quả Nhập lưu và xuất gia tỳ-khưu với hình thức “Ehi Bhikkhu!”, trở thành vị Thánh Tăng đầu tiên trong Phật Giáo.
     Vào ngày 16 cho đến ngày 19 tháng 6 thì lần lượt các Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji cũng đắc được Thánh quả Nhập lưu và cũng được xuất gia bằng “Ehi Bhikkhu!”.
     Sau đó, ngày 20 tháng 6 thì Đức Thế Tôn thuyết bài Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇsutta) đến cho 5 vị tỳ-khưu và cuối thời pháp các Ngài đã thành tựu được Thánh quả A-la-hán. Như vậy là chỉ 5 ngày đầu tiên của mùa an cư thứ nhất, Đức Thế Tôn đã thuyết pháp tiếp độ được 5 vị Thánh Tăng đầu tiên để mở đầu cho công cuộc hoằng pháp của Ngài.
     Sau đó, ngài còn tiếp độ cho thanh niên Yasa cùng với 54 người bạn xuất gia và trở thành những vị Thánh Tăng. Như vậy, ngay lúc này trên thế gian đã có được 61 vị Thánh vô lậu xuất hiện.
2. Mùa an cư thứ 2-3-4:
     Sau khi tiếp độ đức vua Bimbisāra (Bình Sa Vương) và tiếp nhận ngôi Tịnh xá Trúc Lâm (Veḷuvanavihāra – ngôi Tịnh xá đầu tiên trong Phật Giáo) gần thành Rājagaha (Vương Xá thành). Và chính tại nơi này, Đức Thế Tôn đã cùng với chư Tăng nhập hạ suốt 3 mùa an cư. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu là không phải Ngài ở suốt nơi này 3 năm, mà ngài chỉ ở suốt 3 tháng mùa mưa thôi rồi Ngài tiếp tục du hành thuyết pháp cho đến khi mùa mưa thì Ngài lại trở về Trúc Lâm Tịnh xá an cư mùa mưa.
3. Mùa an cư thứ 5:
     Đức Phật đã nhập hạ tại ngôi Trùng Các Giảng đường (Kūṭāgārasālā) ở Đại Lâm (Mahāvana) gần kinh thành Xá Vệ (Vesāli). Trong mùa an cư này, Dì mẫu Mahāpajāpatigotamī cùng với 500 Thích nữ đã tự cạo tóc đắp y, đi bộ từ Kapilavatthu đến Vesāli để xin Đức Phật cho nữ giới xuất gia. Ngài đã ban hành 8 trọng pháp (Garudhamma) đến cho Dì mẫu như là sự xuất gia Tỳ khưu Ni của bà. Như vậy, đến mùa an cư này thì hội chúng Tỳ khưu Ni đã xuất hiện, Giáo hội Tỳ khưu Ni đã được thành lập, tứ chúng đã có mặt đầy đủ kể từ đây.
4. Mùa an cư thứ 6:
     Đức Thế Tôn cùng với chúng Tỳ khưu an cư mùa mưa tại núi Maṅkula[1][1][1].
5. Mùa an cư thứ 7:
     Vào mùa hạ này, Đức Phật đã ngự lên cung trời Tāvatiṃsā để thuyết giảng Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) cho thân mẫu của ngài, là vị thiên tử ở cõi trời Đâu Suất (Tusita) trong suốt 3 tháng mùa mưa (tính theo thời gian cõi nhân loại). Sau khi nghe xong thời pháp, vị thiên tử đắc được Thánh quả Tu-đà-huờn.
     Mỗi ngày, Đức Phật dùng thần thông hóa hiện ra một vị Phật nữa để thuyết pháp, còn Ngài đi khất thực tại xứ Bắc Cưu Lưu Châu, sau khi khất thực xong thì Ngài trở về Saṅkassa tóm tắt lại những gì Ngài đã thuyết cho Tôn giả Sāriputta nghe. Rồi sau đó Ngài trở lại cõi trời Tam Thập Tam để tiếp tục thuyết pháp.
     Vào ngày mãn hạ, Đức Thế Tôn từ cung trời trở về địa cầu bằng chiếc thang ngọc do Thiên chủ Sakka hóa dựng, bên phải co chiếc thang bằng vàng cho chư thiên và bên trái có chiếc thang bạc cho chư đại phạm thiên. Cổng thành Saṅkassa nơi Phật ngự xuống là một trong số những địa điểm sẽ không bao giờ thay đổi của thế gian này, và tất cả chư Phật đều giáng trần tại đây sau khi thuyết Abhidhamma.
6. Mùa an cư thứ 8:
     Đức Phật đã an cư mùa mưa tại rừng Bhesakala, ở núi Suṃsumāra của xứ Bhagga.
7. Mùa an cư thứ 9:
    Đức Phật an cư tại ngôi chùa Ghositārāma ở Kosambi.
     Thứ hậu Māgandiyā có mối hận thù với Đức Phật vì ngài nói bà “không thể so sánh với con gái của ma vương, Ngài không bao giờ đưa chân dụng tới nàng bởi vì nàng chỉ là một bị chứa đầy 32 thể trược” khi cha mẹ của nàng đưa đến để gả nàng cho Đức Phật. Vì mối hận từ trước, thứ hậu cho mướn côn đồ xỉ vả, mắng chửi Đức Phật khi ngài đi khất thực trong kinh thành. Và sau 7 ngày thì mọi tiếng ồn ào, mắng chửi này đã tự yên lặng.
8. Mùa an cư thứ 10:
     Có hai nhóm Tỳ khưu trong thành Kosambi bất hòa với nhau, Thế Tôn khuyên ngăn không được nên Ngài đi vào rừng Pārileyyaka một mình và trải qua mùa an cư tại đây với sự hộ độ cúng dường của một con voi và một con khỉ.
9. Mùa an cư thứ 11:
     Đức Phật đã ngự đến ngôi làng Ekanāḷā, trong Dakkhinagiri, một ngôi làng theo Bà-la-môn giáo gần xứ Magadha. Ngài ngự đến đây để thuyết pháp tiếp độ cho ông Bà-la-môn Kasibhāradvāja bằng thời pháp với đề tài “cách làm ruộng của Đức Phật”. Sau đó ông xuất gia trở thành vị Tỳ khưu Phật Giáo và chứng đắc được Thánh quả A-la-hán.
10. Mùa an cư thứ 12:
     Theo lời thỉnh cầu của Bà-la-môn Verañja, Đức Phật cùng với chúng Tỳ khưu an cư mùa mưa tại xứ Verañjā. Lúc bấy giờ, nạn đói xảy ra tại xứ này, Đức Phật và chư Tăng phải dùng thức ăn của ngựa do một người buôn ngựa dâng cúng. Và trong mùa an cư này, Tôn giả Sāriputta bạch hỏi Đức Phật về thọ mạng của Giáo Pháp. Thế Tôn đã giảng cho Tôn giả nghe về thọ mạng của Giáo Pháp trong thời các vị Phật quá khứ. Tôn giả bạch xin Phật ban hành giới luật nhưng Thế Tôn đã từ chối lời thỉnh cầu ấy.
11. Mùa an cư thứ 13:
     Mùa an cư này, Đức Phật ngự tại núi Cāliya. Lúc bấy giờ, Tỳ khưu Meghiya là thị giả hầu cận của Ngài[2][2][2]. Một hôm, trên đường đi khất thực trong làng Jantu, Tỳ khưu Meghiya thấy một khu vườn xoài bên bờ sông có khung cảnh hữu tình, khả ái nên muốn đi đến đó để tu tập. Tỳ khưu Meghiya đến bạch xin Đức Phật nhưng Ngài quán thấy duyên lành chưa đến nên Ngài khuyên ngăn 3 lần nhưng Tỳ khưu Meghiya vẫn bỏ đi.
     Tỳ khưu Meghiya quá nóng vội nên lúc độc cư thiền tịnh vẫn không an trú được và quay trở về với Đức Phật. Thế Tôn giảng dạy cho Meghiya về năm pháp để thuần thục tâm giải thoát, là năm pháp diệt trừ tà tư duy, để hỗ trợ cho pháp hành thiền định. Tỳ khư Meghiya vâng lời Thế Tôn và chẳng bao lâu thành tựu được Thánh quả A-la-hán.
12. Mùa an cư thứ 14:
     Mùa an cư này Đức Phật cùng với chư Tăng nhập hạ tại ngôi đại Tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana Mahāvihāra) do ông Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika) kiến tạo gần kinh thành Sāvatthi. Trong mùa an cư này, Sa-di Rāhula tròn 20 tuổi nên được xuất gia Tỳ khưu với Ngài Tôn giả Sāriputta làm thầy tế độ.
13. Mùa an cư thứ 15:
     Đức Thế Tôn cùng với chúng Tỳ khưu nhập hạ tại ngôi chùa Nigrodhārāma, gần kinh thành Kapilavatthu. Ngôi chùa này do đức vua Mahānāma kiến lập để cúng dường và cung thỉnh Đức Phật với Chư Tăng trú ngụ. Cũng được ghi nhận là Đức Thế Tôn chỉ nhập hạ duy nhất một mùa an cư tại quê hương của mình.
     Một sự kiện cũng đáng lưu ý là việc đức vua Thiện Giác (Suppabuddha) vì hận Đức Phật đã bỏ rơi con gái mình (công chúa Yasodharā) và làm cho con trai của mình (Devadatta) đi xuất gia nên vua đã ngăn cản đức phật khi ngài đi khất thực. Do hành động này, vua đã bị đất rút một cách thê thảm và đau đớn.
14. Mùa an cư thứ 16:
     Đức Phật đã ngự tại Aggaḷāva của xứ Āḷavī và đã tiếp độ được dạ xoa Āḷavaka rất hung ác, nhờ Đức Phật tiếp độ và giáo hóa nên dạ xọa thành tựu được Thánh quả Tu-đà-huờn.
15. Mùa an cư thứ 17:
     Mùa an cư này Đức Phật nhập hạ tại Trúc Lâm Tịnh xá (Veḷuvanavihāra) ở thành Rājagaha của xứ Magahda (Ma Kiệt Đà).
16. Mùa an cư thứ 18:
     Thế Tôn nhập hạ 3 tháng mùa mưa ở núi Cāliya.
17. Mùa an cư thứ 19-20:
     Hai mùa an cư liên tiếp, Đức Thế Tôn nhập hạ tại tại Trúc Lâm Tịnh xá (Veḷuvanavihāra).
     Một sự kiện quan trọng xảy ra trong mùa hạ là sự kiện Tôn giả Ānanda chính thức trở thành vị thị giả hầu cận bên Đức Thế Tôn. Suốt 20 năm, Ngài không có vị thị giả cố định thường túc trực để hầu cận nên vào mùa hạ này Thế Tôn cũng đã lớn tuổi (55 tuổi) nên Ngài muốn có một vị thị giả hầu cận phục vụ. Tôn giả Ānanda  trở thành vị Tỳ khưu thị giả của Đức Phật kể từ mùa hạ này trở đi.
18. Mùa hạ an cư thứ 21 cho đến mùa hạ an cư thứ 44:
     Đức Thế Tôn chỉ thường trú tại hai ngôi chùa chính ở Sāvatthi, đó là Kỳ Viên Tịnh xá do ông Cấp Cô Độc cúng dường và ngôi Đông Phương Tự (Pubbārāma) do bà Visākhā cúng dường.
19. Mùa an cư thứ 45:
     Mùa an cư cuối cùng của Đức Thế Tôn là tại ngôi làng Beluva gần kinh thành Vesāli. Trong mùa hạ này Ngài lâm trọng bệnh nhưng vẫn duy trì mạng quyền để tiếp tục công cuộc hoằng pháp độ sinh. Đức Thế Tôn nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại đây rồi tiếp tục du hành về nhiều nơi và cuối cùng là Kusinārā để viên tịch Níp-bàn vào ngày trăng tròn tháng Vesak cách đây 2555 năm.
     45 năm, 45 mùa an cư kiết hạ của Đức Thế Tôn đã trải qua. Thời gian qua đi không bao giờ trở lại được nhưng những bước chân của Ngài và chư Tăng trên khắp nẻo đường để thuyết pháp tế độ chúng sanh vẫn lưu lại. Đó là hình ảnh đẹp, tấm gương sáng về một bậc vĩ nhân duy nhất trong tam giới này./.


Con Gái Ông Cấp Cô Độc

Pháp Cú này đức Ðạo sư nói lúc ở tại Kỳ Viên tinh xá, liên quan đến bà Sumanaqa.
Mỗi ngày có hai ngàn Tỳ-kheo thọ thực tại nhà Trưởng giả Cấp Cô Ðộc ở Xá-vệ, và hai ngàn vị tại nhà bà đại thí chủ Tỳ-xá-khư (Visàkhà).
Tại Xá-vệ, ai muốn cúng dường, trước hết đều tìm đến hai thiện tín này. Bạn có thắc mắc lý do không? Giá như có ai hỏi bạn: “Liệu ông Cấp Cô Ðộc và bà Tỳ-xá-khư cúng dường có được nhiều bằng của bạn không?” Và nếu bạn trả lời không bằng, thì bạn có thể để ra một trăm ngàn đồng tiền để lo cúng dường, và dầu vậy, các Tỳ-kheo cũng không hoan hỷ, sẽ thầm thì: “Cúng dường kiểu gì vậy?” Sự thật là cả hai vị thí chủ trên biết tường tận khẩu vị của chư Tăng và biết chính xác việc gì phải làm. Vì vậy, tất cả những ai muốn cúng dường đều mời hai vị này cùng đi. Và nếu thỉnh chư Tăng về nhà riêng thì các thí chủ chẳng thể tự mình lo chu đáo được bằng họ.
Gặp những trường hợp này, Tỳ-xá-khư đâm ra lo lắng không biết ai sẽ thay bà hộ cho chư Tăng. Bà trông thấy đứa cháu nội và chỉ định cô ta thay thế bà. Từ đó, cháu gái bà Tỳ-xá-khư hộ cho chư Tăng tại nhà bà. Còn ông Cấp Cô Ðộc thì chỉ định cô con gái lớn Mahà Subhaddà, cô gái này chăm sóc chúng Tăng như lệ thường, lắng nghe pháp, và sau đó chứng quả Dự lưu. Rồi cô ta kết hôn và đến sống với gia đình chồng. Ông Cấp Cô Ðộc chỉ định cô em là Cullà Subhaddà, và cũng như chị cô chứng quả Dự lưu, và sau đó lấy chồng và đến sống bên nhà chồng. Cuối cùng ông chỉ định cô em út Sumanà. Cô này chứng quả Tư-đà-hàm, nhưng vẫn độc thân. Thất vọng vì không gặp được một người chồng, cô nhịn ăn. Và vì muốn gặp cha, cô cho người mời ông đến.
Ông Cấp Cô Ðộc đang ở trong phòng ăn khi nhận được lời nhắn tin của con gái. Ông đi đến ngay và hỏi:
– Chuyện gì vậy, con gái cưng Sumanà?

Sumanà bảo:

– Em nhỏ hỏi gì?

– Con nói chuyện thật lộn xộn.

– Này em nhỏ, tôi không nói lộn xộn.

– Con sợ hả, con gái cưng?

– Tôi không sợ, em nhỏ.

Cô không nói nữa, chết ngay.

Dầu đã chứng quả Dự lưu, ông Trưởng giả cũng không chịu nổi sự buồn phiền. Nên vừa chôn cất con xong, ông liền đến Phật khóc lóc.

Ðức Phật bảo:

– Này gia chủ, sao ông đến Ta buồn rầu, đầy nước mắt như vậy?

– Bạch Thế Tôn, con gái Sumanà của con đã chết.

– Rồi tại sao ông khóc? Cái chết không đến với mọi người sao?

– Con biết, bạch Thế Tôn. Nhưng con gái con quá hiền lành lương thiện, vậy mà khi chết nó không tỉnh táo, lại nói mê sảng. Thật quá đỗi đau buồn!

– Nhưng này Trưởng giả, con gái út của ông đã nói gì?

– Bạch Thế Tôn, con gọi nó “con cưng Sumanà” và nó trả lời “em nói gì, em nhỏ”; rồi con bảo nó “con nói thật lộn xộn” và nó trả lời “tôi không nói lộn xộn, em nhỏ”… Rồi nó không nói nữa, nó chết.

– Này ông Trưởng giả, con ông không nói nhảm đâu?

– Nhưng tại sao nó trả lời như vậy?

– Chỉ vì ông là “em nhỏ của cô ấy”. Này gia chủ, con gái ông lớn về quả vị tu chứng. Trong khi ông chỉ chứng quả Dự lưu, con ông đã chứng Tứ-đà-hàm. Con gái ông lớn về quả vị tu chứng nên nói như vậy.

– Lý do là vậy sao, bạch Thế Tôn?

– Lý do là Thế, gia chủ.

– Bạch Thế Tôn, giờ nó tái sanh ở đây?

– Ở cõi trời Ðâu-suất.

– Bạch Thế Tôn, khi con gái còn sống ở đây với anh em thân thuộc, nó đi lại vui vẻ, và khi ra đi, nó lại tái sinh cõi phước lạc, an vui.

Ðức Ðạo sư bảo ông Cấp Cô Ðộc:

– Ðúng như vậy, gia chủ! Người chánh niệm, dù tại gia hay xuất gia, đều an vui đời này và đời sau.

Phật đọc bài kệ:

(18) Nay sướng, đời sau sướng,
Làm phước, hai đời sướng.
Nó sướng: “Ta làm thiện”.
Sanh cõi lành sướng hơn.
Kinh Pháp Cú