Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

Đức Phật nói về sự bố thí trong các kinh tạng


Nếu là phật tử, nên cúng dường những người tật bệnh như cúng dường chư Phật không khác. Trong 8 món phước điền, phước thăm bệnh là đứng đầu!

Kinh Ưu Bà Tắc Giới
Đức Phật ở trong vô lượng kiếp đã làm người Đại Thí Chủ, giúp khắp các kẻ nghèo khó, rồi mới thệ nguyện thành quả Chảnh Đẳng Chánh Giác (quả vị Phật).

Kinh Vô Lượng Thọ
Nếu là phật tử, nên cúng dường những người tật bệnh như cúng dường Chư Phật không khác. Trong 8 món phước điền, phước thăm bệnh là đứng đầu.

Kinh Phạm Võng
Nếu các vị Quốc Vương hay Bàlamôn (giáo sỹ quý tộc) thấy người già cả, tật bệnh, phụ nữ sinh sản... mà trong một niệm, đủ lòng đại từ, bố thí thuốc thang, ăn uống, áo mền... khiến cho họ được an ủi; tu phước như thế không thể nghĩ bàn (thành tựu vô lượng công đức).

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện
Từ nay về sau cần thăm nuôi người bệnh. Nếu ai muốn cúng dường cho Ta (đức Phật) thì cúng cho người bệnh trước.

Kinh Luật Tứ Phần
Cất 100 ngôi chùa, chẳng bằng cứu sống 1 người.

Kinh Ma Ý
Đức Thế Tôn bảo các Tỳ kheo: có 5 việc bố thí được phước báu lớn:

1. Tạo lập vườn tược (để trồng trọt),
2. Trồng cây bên đường (làm lâm nghiệp)
3. Tạo tác cầu cống (thuỷ lợi & giao thông)
4. Đóng thuyền to (để cứu hộ và phòng thiên tai),
5. Vì người sẽ đến mà xây cất chỗ ở (lo an cư cho dân)

Kinh Tăng Nhất A Hàm
Nếu có người bần cùng, không của bố thí, khi thấy kẻ khác bố thí thì nên khởi tâm tuỳ hỷ (vui vì việc lành của người khác), phước báu tuỳ hỷ ngang với phước báu của kẻ bố thí không khác. Ấy là việc rất dễ làm.

Kinh Nhân - Quả
Này, Thiện nam tử! Dầu cho những kẻ bần cùng trong thiên hạ đi nữa, đâu phải họ không có cái thân, nếu họ không có vật chi bố thí, thì mỗi khi thấy người khác tu bố thí, họ đem thân đến mà hiệp lực giúp đỡ.

Kinh Ưu Bà Tắc Giới
Xưa kia, có người muốn mở hội cúng dường sữa bò. Bèn dắt bò mẹ nhốt riêng, đợi đến khi mở hội vắt sữa luôn một thể. Đến khi khách đến thì sữa đã khô hết, chẳng vắt được một giọt.

Người muốn đợi cho giàu to rồi mới bố thí chứ thường ngày chẳng chịu cho. Đến khi muốn bố thí, thời của cải đã bị nước, lửa, giặc, tai nạn, tranh đoạt...mất hết, chẳng còn gì mà thí. Cũng như để dành sữa trong bụng bò vậy.

Kinh Bách Dụ
Đức Phật hỏi vua nước Ba Tư:
- Nay có người bảo với Đại Vương rằng: có 4 núi lớn ở 4 phương sắp sập, sẽ đè hại nhân dân thì nhà vua có phương sách gì để đối phó không?

Vua Ba Tư Nặc thưa:
- Nếu quả có việc ấy xảy ra, thật không có nơi lánh nạn, chỉ chuyên tâm trì giới và tu bố thí mà thôi.

Đức Phật khen:
- Hay thay.

Kinh Niết Bàn
Những bậc sa môn, đạo sỹ phải lấy những điều chú ý dạy dỗ nhân dân:

1. Dạy họ bố thí,
2. Dạy họ trì giới,
3. Dạy họ nhẫn nhịn,
4. Dạy họ siêng năng.

Những bậc sa môn, đạo sỹ dạy người ta bỏ ác làm lành, khai mở con đường chánh đạo, ơn ấy lớn hơn ơn cha mẹ.

Kinh Lục Phương Lễ
Vua nước Iran hỏi đức Phật: "Bố thí và Giữ giới được những quả báo gì?"

Đức Phật đáp: "Tái sinh về cõi trời hoặc cõi người được hưởng an vui"

Kinh Niết Bàn
3 sự bố thí không thanh tịnh:

1. Trước nghĩ muốn cho nhiều, đến khi cho lại rút bớt
2. Chọn vật xấu đem cho người, vật tốt giữ lại cho mình
3. Đã cho xong, sinh tâm hối tiếc của đã cho

Những kẻ thí chủ như vậy không thể gặp đức Phật & các bậc Hiển Thánh được.

Kinh Ưu Bà Tắc Giới
Nếu ta làm việc lành, vì sức mạnh tự nhiên mà được hưởng nghiệp báo tốt, dầu cho có sức mạnh của nhà vua viện trợ đi nữa chẳng bằng sức mạnh của nghiệp.

Kinh Luận Đại Trang Nghiêm
Phước như trái chín, chẳng phải nhờ cúng Thần mà được. Phải biết phước đức do việc làm mà thành, chứ chẳng phải nhờ cúng cầu

Kinh Tập Bảo Tạng
Đời lắm kẻ ngu, giữ lòng bủn xỉn chẳng dám bố thí. Đến khi chết, mắt thấy ác quỷ, bấy giờ tuỳ theo lòng tham nặng nhẹ mà lãnh lấy quả báo. Lúc ấy ăn năn đâu còn kịp nữa

Kinh Bồ Tát Xử Thai
Đừng coi thường những việc lành nhỏ, cho là không có phước. Một giọt nước tuy ít mà tích dồn đầy lu. Phước đức đến khi đầy đủ là do chứa dồn từng mảy mún mà thành

Kinh Pháp Cú
Cứu 1 người lúc nguy nan, còn hơn bố thí tất cả

Kinh Luận Đại Trượng Phu
Những người không có đức tin, dẫu có đồ ăn dở mà có kẻ đói đứng trước mặt, họ vẫn chẳng thí, huống là những vật tốt đẹp khác.

Có hai người gặp kẻ hành khất đến xin. Cả hai cùng buồn lo: một người thì lo sợ người ta xin mất của, người kia thì lo cho có được thứ gì để cho. Tâm trạng lo tuy đồng, nhưng quả báo khác nhau: người có lòng hảo tâm thì sanh về cõi Trời hưởng an vui vô tận, kẻ bỏn xẻn thì đoạ vào cõi Ngã Quỷ chịu khổ khó biết.

Kinh Luận Đại Trượng Phu
Hãy bảo với người xin rằng: " Ngươi thật làm nhân công đức cho ta, khiến ta lìa lòng xan tham đều nhờ nhân duyên người đến xin ".

Kinh Ưu Bà Tắc Giới
Nếu thấy người đến xin mà mặt mày nhăn nhó, thời phải biết đang tự mở cửa Ngã Quỷ.

Kinh Bồ Tát Bổn Hạnh
Thường vui tu trí huệ mà chẳng tu bố thí - đời sau được thông minh nhưng nghèo túng. Chỉ vui tu bố thí mà chẳng tu trí huệ - đời sau được giàu to nhưng ngu ám chẳng biết gì.

Hai món đều chẳng tu - nhiều kiếp bị nghèo ngu!

Kinh Phân Biệt Nghiệp Báo
Đem của bố thí làm cho chúng sinh ưa mến.
Đem pháp bố thí thường được thế gian kính trọng.
Thí của, được kẻ ngu mến.
Thí pháp, được người trí trọng.
Thí của phá trừ cái nghèo cùng về của cải.
Thí pháp phá trừ cái nghèo cùng về công đức.
Cho của là cho vui hiện tại.
Cho pháp là cho vui tương lai.

Kinh Luận Đại Trượng Phu
Bậc Bồ Tát có 3 trường hợp rơi nước mắt:

1. Thấy người tu công đức mà rơi lệ vì lòng kính mến.
2. Thấy chúng sinh đau khổ do không có công đức mà rơi lệ vì lòng xót thương.
3. Khi tự tu đại bố thí thường vui mà rơi lệ.

Kinh Luận Đại Trượng Phu
Người mà ý thức luôn được huân tập bởi đức tin, bố thí, tinh tấn, trí tuệ; do nhân duyên này tự nhiên thác sinh lên cõi trên, sinh vào thiện xứ.

Kinh Trung A-hàm
Nếu bức bách gia tộc lấy của làm bố thí thì chẳng được phước báo lớn. Chẳng hay cúng dường phụng dưỡng cha mẹ, hoặc làm khổ não vợ con mà làm bố thí thì không được gọi là Nghĩa Thí.

Kinh Tăng Nhất A Hàm
Đức Thế Tôn bảo các Tỳ kheo rằng: "Thí cho đúng lúc thì có 5 thời điểm:

1. Cho kẻ từ xa mới tới,
2. Cho kẻ sắp đi xa,
3. Cho kẻ tật bệnh,
4. Cho lúc mất mùa đói kém,
5. Cơm mới hay quả mới chín, trước phải cúng cho người tinh tấn trì giới, nhiên hậu mình mới dùng ".

Kinh Tăng Nhất A Hàm
Có ngọc báu cao từ mặt đất đến cõi trời thứ 28, lấy đem bố thí cho người, được phước báu, nhưng không bằng cúng dường cha mẹ.

Kinh Mạt La Mật
Bồ Tát, trước phải lo tu bố thí, trì giới, tri túc, tinh tấn... nhiên hậu mới giáo hoá người.

Kinh Ưu Bà Tắc Giới
Có 4 món đừng đem bố thí cho người:

1. Của cải phi pháp - vì đồ thí bất tịnh.
2. Rượu và độc dược - vì làm loạn chúng sinh.
3. Lưới giăng, cạm bẫy, dao, cung... - vì hại chúng sinh.
4. Nữ sắc và âm nhạc - vì huỷ hoại sự tĩnh tâm.

Kinh Bảo Tích
Người có được hành vi Công Quả, chỉ bởi bỏ bớt dục lạc thế gian.

Kinh Tăng Nhất A Hàm
Phật vì chúng sinh nói:

-  Bố thí được đại phước,
-  Trì giới được lên trời,
-  Nhẫn nhục được quả báo thân tốt đẹp,
-  Tu thập thiện được hưởng phước người trời,
-  Từ bi hỷ xả được Phạm Thiên.

Kinh Phạm Thiên Tư Ích Sở Vấn
Đức Phật bảo đại chúng rằng:

-  Nhân là hơn hết trên đời.
-  Có nhân mới thành tựu Bố thí, Trì giới, Thiền định.
-  Nhân chính là Phật pháp vậy.

Trích dịch trong bộ Đại Tạng Kinh

Người dịch: Hoà Thượng Thích Trí Nghiêm (1911 - 2003)

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Những Bài Kinh Nói Về Chữ Hiếu

Hiếu kính Cha Mẹ là một truyền thống rất tốt đẹp và lâu đời của dân tộc Việt Nam chúng taTruyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến ngày nay.
Đức Phật từng dạy rằng, săn sóc người ốm cũng như săn sóc Đức Phật. Nếu người ốm đó lại chính là Cha Mẹ chúng ta, thì sự săn sóc phải ân cần chu đáo gấp trăm ngàn lần. Đáng tiếc rằng, ở thế gian, người ta thường không làm được như vậy. Cha Mẹ già, đau ốm thưòng bị con cháu bỏ rơiChúng ta là Phật Tửchúng ta tuyệt đối không được làm thế bởi vì làm thế không những trái với đạo lý thông thường của thế gian mà cũng trái với lời Đức Phật dạy.
Trong đạo Phậtvấn đề hiếu đạo được đề cập trong nhiều kinh tạng Pali của Phật giáo nguyên thủy và Hán tạng của hệ phái Bắc tông như: kinh Trường Bộkinh A Hàm, kinh Báo Ânkinh Vu Lan Bồn, kinh Hiếu Tử, kinh Tâm Địa Quán…
Ở đây, chúng tôi sưu tập lại một số ít trong rất nhiều pháp thoại đức Phật thuyết về công ơn cha mẹ và cách thức đáp đền của con cái đối với cha mẹ hầu chia sẻ cùng đọc giả.
 
1. Đức Phật dạy :
" Hiếu với Mẹ Cha tức là kính Phật ."
Nếu ở đời không có Phật thì hãy khéo thờ cha mẹ. Khéo phụng thờ Cha mẹ như phụng thờ Phật vậy (Kinh Đại Tập)
 
2. Đức Phật dạy ân đức cha mẹ có 10 điều :
a . ân giữ gìn mang thai trong 9 tháng .
b . ân sinh sản khổ sở
c . ân sinh rồi quên lo
d . ân nuốt đắng nhổ ngọt
e . ân nhường khô nằm ướt
g . ân bú mớm nuôi nấng
h . ân tắm rửa chăm sóc
i . ân xa cách thương nhớ
k. ân vì con làm ác
l. ân thương mến trọn đời . (Kinh Báo Ân Cha Mẹ)
 
3. “Hiếu thuận đối với cha mẹSư trưởngchư Tăng, đối với Tam bảo - sự hiếu thuậnphù hợp chánh pháp chí thượng, sự hiếu thuận ấy gọi là giới, cũng gọi là năng lực chế ngựđình chỉ mọi sự tội lỗi”. Cho nên đạo Phật còn gọi là Đạo Hiếu. (Kinh Phạm Võng)
 
4. Vai trái cõng cha , vai phải cõng mẹ , cắt da đến xương , nghiền xương thấu tuỷ , máu đổ thịt rơi cũng không đáp được công ơn cha mẹ
Giả như có ai gặp lúc đói khát , phá hoại thân thể , cung phụng cha mẹ cũng không đáp được công ơn cha mẹ .
Vì cha mẹ mà trăm kiếp nghìn đời , đâm tròng con mắt , cắt hết tâm can, trăm nghìn dao sắc xuất nhập toàn thâncũng không trả nỗi công ơn cha mẹ .
Dù vì cha mẹ , đốt thân làm đèn cúng dường chư Phật cũng không đáp được công ơncha mẹ . (Kinh Báo Ân Cha Mẹ)
 
5. “Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu
Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu”. (Kinh Nhẫn Nhục)
 
6. Vui thay hiếu kính mẹ
Vui thay hiếu kính cha
Vui thay kính Sa môn
Kính bậc thánh vui thay (Kinh Pháp Cú)
 
7. "Phạm Thiên, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với Mẹ Cha; các Đạo sư ngày xưa, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa vói Mẹ Cha, đáng được cúng dường, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với Mẹ Cha. Vì cớ sao? Giúp đỡ rất nhiều, này các Tỳ kheo là Mẹ Cha đối với con cái, nuôi chúng lớn, dưỡng dục chúng, giới thiệu chúng vào đời"(Tăng Chi I, 147).
 
8. “Mẹ hiền còn sống là mặt trời giữa trưa chói sáng
Mẹ hiền khuất bóng là mặt trời đã lặn
Mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng tỏ
Mẹ hiền khuất rồi là đêm tối âm u.” (Kinh Tâm Địa Quán)
 
9. “Từ vô lượng kiếp đến naychúng sanh lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần, sữa mẹ mà chúng ta đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển”. (Kinh Tương Ưng)
 
10. Nầy các Tỳ kheo! Những gia đình nào có con cái kính dưỡng cha mẹ thì những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với phạm thiên, được chấ nhận như ngang bằng với bậc Đạo sư, đáng được kính trong và cúng dường (Tăng Chi Bộ)
 
11. “Ta trải qua nhiều kiếp tu hành thành đạo là nhờ công ơn của cha mẹ nuôi dưỡng”. (Kinh Phân biệt)
 
12. “Này các tỳ kheo! Có hai người mà các thầy không thể nào đền ơn cho hết được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu cha mẹ. Các thầy phải biết, ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành. Vì thế, mà biết ân đó khó trả. Do vậy, người con hiếu thảo muốn báo đáp công ơn cha mẹ đúng chánh pháp cần phải thực hành những việc sau đây:
– Nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm tin tưởng tam bảo.
– Nếu cha mẹ xan tham, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm bố thí.
– Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyết khích cha mẹ hướng về đường thiện.
– Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyết khích cha mẹ trở về với chánh kiến.
Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ đúng với chánh pháp, khiến cha mẹ không những được an vui trong hiện tại, mà còn gieo phước lành trong tương lai”. (Kinh Tăng Nhất A Hàm)
 
13. “- Cung kính và vâng lời cha mẹ.
– Phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu.
– Giữ gìn thanh danh truyền thống gia đình.
– Bảo vệ tài sản cha mẹ để lại.
– Lo tang lễ chu đáo khi cha mẹ qua đời”. (Kinh Trường Bộ)
 
14. “Vô thỉ là luân hồi. Này các tỳ kheo, không dễ gì tìm được một chúng sanh trong một thời gian dài này lại không một lần nào làm mẹ, làm cha”. (Kinh Tương Ưng)
 
15. “Tất cả người nam là cha ta , tất cả người nữ là mẹ ta . Bao nhiêu đời kiếp ta từ đó mà sanh ra , nên chúng sanh trong sáu đường là cha mẹ của ta cả”. (Kinh Phạm Võng)
 
16. “ Này các Thầy Tỳ Kheo! Nếu người nào biết ơn và đền ơn cho dù ở cách xa Ta ngàn dặm , nhưng ta vẫn xem người đó như đứng hầu gần bên Ta. Còn nếu như người nào không biết ơn và đền ơn, cho dù người đó có đứng hầu gần bên Ta nhưng Ta vẫn xem họ cách xa ngàn dặm”. (Kinh Tăng Nhất A Hàm)
 
17. “ Nếu có người muốn được vua Phạm Thiên ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹ, vua Phạm Thiên đã có ở trong nhà. Muốn có Đế Thích ở trong nhà, hãy hiếu dưỡng cha mẹĐế Thích sẵn ở trong nhà. Muốn được tất cả thiên thần ở trong nhà , chỉ cúng dường cha mẹ, tất cả thiên thần đều ở trong nhà. Cho đến muốn cúng dường Thánh Hiền và Phật, chỉ cúng dường cha mẹ, các vị Thánh Hiền và Phật đều ở trong nhà”. (Kinh Tạp Bảo Tạng)
 
18. “ Phật hỏi các Thầy Sa môn: Con nuôi cha mẹ, lấy cam lồ trăm vị làm thức ăn, dùng thiên nhạc làm vui tai, sắm y phục hảo hạng mặc nơi thân, vai cõng cha mẹ đi khắp bốn phương, suốt đời phụng dưỡng như vậy, đáng gọi là hiếu chăng?
Các Thầy Sa môn thưa: Người này là đại hiếu.
Phật dạy: Chưa gọi là hiếu.
Phật bảo các Thầy Sa-môn: Xem người thế gian không có hiếu thảo, chỉ thế này mới gọi là hiếu: Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy giữ Ngũ giới. Dù cha mẹsớm mai thọ trì quy giới, chiều về cõi chết, đối với ơn nặng cha mẹ nuôi dưỡng, cũng gọi tạm đền”. (Kinh Hiếu Tử)
19. “Có hai hạng người, này các Tỳ Kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai. Là Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng cha, một bên vai cõng mẹ, làm vậy cho đến trăm tuổi, nếu đấm bóp, thoa nước tắm rửa, thoa gội, và dầu tại đấy có vãi tiểu tiện, đại tiện như thế, này các Tỳ Kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỳ Kheocha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng con khôn lớn, giới thiệu con vào đời”. (Kinh Tăng Chi I)
 
20. “Làm con đối với cha mẹ đem chút lễ mọn cúng dường thì được phước vô lượngtrái lại làm ít điều bất thiện đối với cha mẹ tội cũng vô lượng”. (Kinh Tạp Bảo Tạng)
 
21. “Thế Tôn lấy một ít đất để trên đầu ngón tay rồi hỏi các Thầy Tỳ Kheo, đất trên đầu ngón tay Ta nhiều hay đất trên quả địa cầu này nhiều?
- Bạch Đức Thế Tôn! Đất trên đầu ngón tay Như Lai so với đất trên quả địa cầu thì quá ít.
- Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, những chúng sanh hiếu kính với cha mẹ thì quá ít, như đất trên đầu ngón tay của Ta, còn những chúng sanh không hiếu kính với cha mẹ lại quá nhiều như đất trên địa cầu”. (Kinh Tương Ưng)
 
22. “Những đứa con bất hiếu, sau khi chết bị đọa vào địa ngục A tỳ, lửa dữ thiêu đốt, ăn hoàn sắt nóng, uống nước đồng sôi, gươm đao đâm chém…. ngày đêm chết sốngmuôn lần, đến trăm ngàn kiếp không ngừng một giây, sự hình phạt tại A tỳ ngục, rất nặng nề ngỗ nghịch song thân”. (Kinh Báo Hiếu)
 
23. “Ta trong nhiều kiếp quá khứ, nhờ từ tâm hiếu thuậncúng dường cha mẹ, do công đức đó, nên sinh lên các từng trời thời làm Thiên đế, xuống nhân gian thì làm Thánh Vương”. (Kinh Hiền Ngu)
 
24. “Thuở Phật còn tại thế có một vị chư Thiên đến hỏi: “Bạch Đức Thế Tôn, làm sao để có được vận may?”
Phật đáp:
“ Phụng dưỡng cha và mẹ là vận may tối thượng”. (Kinh Hạnh Phúc)
 
25. “Thờ trời đất quỷ thần không bằng có hiếu với cha mẹ, vì cha mẹ là hai vị thần minhcao nhất trong các thần minh”. (Kinh Tứ Thập Nhị Chương)
 
26. “Hiếu hạnh đứng đầu trăm hạnh tốt. Hiếu cảm đến trời thì mưa hòa gió thuận, hiếu cảm đến đất thì muôn vật hóa sinh, hiếu cảm đến người thì mọi phúc tăngtrưởng”. (Khế kinh)
 
27. “Ơn cha lành như núi Thái, nghĩa mẹ hiền sâu hơn biển cả. Nếu ta ở trong đời một kiếp, nói công ơn cha mẹ không thể hết”. (Kinh Tâm Địa Quán)
 
28. “Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế , gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật vậy” (Kinh Tâm Địa Quán)
 
29. "Ở đây, này Mahànàma, vị thiện nam tử, với những tài sản do nổ lực tinh tấn thu hoạch được, do sức mạnh của cánh tay gom góp lại, phải trả bằng những giọt mồ hôi đổ ra, làm một cách hợp phápcung kínhtôn trọngđảnh lễcúng dường Cha Mẹ..." (Tăng Chi II, 106).
 
 30. “ Cha mẹ là Phạm Thiên
Bậc đạo sư đời trước
Xứng đáng được cúng dường
Vì thương đến cháu con
Do vậy bậc hiền trí
Đảnh lễ và tôn trọng
Dâng thức ăn nước uống
Vải mặc và giường nằm
Thoa bóp cùng tắm rửa
Với sở hành như vậy
Đời này người hiền khen
Đời sau hưởng Thiên lạc”. (Kinh Hạnh Phúc)
 
31. “ Thế Tôn lại bảo A Nan
Ơn cha nghĩa mẹ mười phần phải tin
Điều thứ nhất giữ gìn thai giáo
Mười tháng trường chu đáo mọi bề
Thứ hai sanh đẻ gớm ghê
Chịu đau chịu khổ mỏi mê trăm phần
Điều thứ ba thâm ân nuôi dưỡng
Cực đến đâu, bền vững chẳng lay
Thứ tư ăn đắng uống cay
Để dành bùi ngọt đủ đầy cho con
Điều thứ năm lại còn khi ngủ
Ướt mẹ nằm khô ráo phần con
Thứ sáu sú nước nhai cơm
Miễn con no ấm chẳng nhờm chẳng ghê
Điều thứ bảy không chê ô uế
Giặt đồ dơ của trẻ không phiền
Thứ tám chẳng nở chia riêng
Nếu con đi vắng cha phiền mẹ lo
Điều thứ chín miễn con sung sướng
Dầu phải mang nghiệp chướng cũng cam
Tính sao có lợi thì làm
Chẳng màng tội lỗi bị giam bị cầm
Điều thứ mười chẳng ham trao chuốt
Dành cho con các cuộc thanh nhàn
Thương con như ngọc như vàng
Ơn cha nghĩa mẹ sánh bằng Thái sơn”. (Kinh Báo Ân)
 
32. "Thế nào là lửa đáng cung kính? Ở đây, này Bà La Môn, những người Mẹ, những người Cha của người ấy. Này, Bà La Môn đáng gọi là lửa đáng cung kính" (Tăng Chi I, 74).
 
33. Nguời con hiếu thuận với Cha Mẹcung kínhtôn trọng, phụng dưỡng Cha Mẹ với của cải do chánh sức mình làm ra một cách hợp pháp, thì Cha Mẹ cũng thương mến lại người con, và nói về con mình với những lời tốt đẹp: "Mong rằng, nó được sống lâu! Mong rằng thọ mạng nó được che chở lâu dài!" (Tăng chi II, 106).
 
34. “Này các Tỳ Kheo, sữa mẹ mà các Thầy thọ nhận nơi người mẹ từ vô lượng kiếp đến nay còn nhiều hơn nước của đại dương. Quý Thầy nên biết sữa của người mẹ là những giọt máu kết tinh thành những dòng sữa ngọt truyền đạt qua cho con, mỗi ngày đứa con bụ bẫm lớn lên đã rút tỉa tàn phá thân hình của người mẹ khô gầy héo mòn, chết sớm cũng vì con”. (Kinh Tương Ưng)
 
35. “Người con nào giàu có mà không biết hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ đó là cửa ngõ đưa đến bại vong”. (Kinh Đại Vân)
 
36. “Người nào muốn báo ơn nghĩa to lớn cả cha mẹ, không có cách nào hơn là phát tâm Bồ đề cầu giác ngộ, rồi tìm cách hướng dẫn người thân của mình và chúng sanhđồng phát tâm Bồ đề, đó là cách báo ân rốt ráo”. (Kinh Phương Tiện Phật Báo Ân)
 
37. "Thờ Mẹ Cha đúng pháp,
Buôn bán đúng, thật thà,
Gia chủ không phóng dật,
Được sanh Tự Quang Thiên." (Kinh Tập, Sutta Nipata).
 
38. “Giữa các loài hai chân
Chánh giác là tối thắng
Trong các loài con cái
Hiếu thuận là tối thắng”. (Kinh Tăng Chi I)
 
39. "Này Dharanjàni, nhà người nghĩ thế nào? Một người vì Cha Mẹ, làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay là một ngưòi vì Cha Mẹ, làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, thì ai tốt đẹp hơn?” (Trung Bộ II)
 
40. “Cha mẹ là Phạm Thiên
Bậc đạo sư đời trước
Xứng đáng được cúng dường
Vì thương đến cháu con
Do vậy bậc hiền trí
Đảnh lễ và tôn trọng
Dâng thức ăn nước uống
Vải mặc và giường nằm
Thoa bóp cùng tắm rửa
Với sở hành như vậy
Đời này người hiền khen
Đời sau hưởng Thiên lạc”. (Kinh Tâm Địa Quán)
 
41. “Người con nào giàu có mà không biết hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ đó là cửa ngõ đưa đến bại vong”. (Kinh Tương Ưng)
 
42. “Người nào muốn báo ơn nghĩa to lớn cả cha mẹ, không có cách nào hơn là phát tâm Bồ đề cầu giác ngộ, rồi tìm cách hướng dẫn người thân của mình và chúng sanhđồng phát tâm Bồ đề, đó là cách báo ân rốt ráo”. (Kinh Đại Vân)
 
43. “Người con chí hiếu dù có gặp đại nạn như tai trời, ách nước, địa chấn… sẽ thoát hiểm một cách an toàn. Nếu giàu thì được hưởng trọn vẹn gia tài không bị nghịch cảnh, chướng duyên, nội nghịch ngoại thù, luật vua phép nước, trộm cướp mất mùa… Nếu nghèo thì đời sống trong sạch thanh nhàn, trời người yêu thươngdanh thơm xông khắp, không bị cảnh nợ nần khổ sở, ít bịnh tật, được tăng tuổi thọ… Sau khi chết đuợc sanh Thiên”. (Kinh Phương Tiện Phật Báo Ân)
 
Rất mong rằng tất cả chúng ta đều ghi lòng tạc dạ, luôn nhớ nghĩ đến ân nghĩa sinh thành sâu dày thâm trọng của cha mẹ để tìm cách đáp đền trong muôn một.