Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Tu Ngủ Thừa!


Kính thưa chư vị đồng tu, đồng học!
Nhân việc chiêm nghiệm lời Phật, lời Tổ dạy, tôi mạo muội đưa ra vài thiển ý trên bước đường tiến đến đạo quả, mà vạch ra phương pháp, định hướng cho việc Tu. Kính mong các bạn cùng nhau, chỉ giúp con đường “ Học, Hành, Hạnh” của Chư Phật, chư Tổ, để cùng nhau tiến đến Phẩm Vị. Mời các bạn xem qua tu theo ngủ thừa;
1.     Tu Nhơn Thừa
_ Báo Hiếu Cha Mẹ, Sư Trưởng…
_ Đối Nhân xử thế, lễ độ, nhu hòa.
_ Tình Nghĩa anh em, bạn bè…
_ Vợ Chồng, con Cháu, hòa thuận, kính trên nhường dưới.
_ Sống tiết độ, lòng vị tha
2.     Tu Thiên Thừa
_ Gìn giữ giới đã thọ
_ Bố Thí
_ Làm tất cả điều Thiện
_ Bỏ tất cả điều Ác trong Tâm
3.     Tu Thinh Văn Thừa
_ Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên
_ Khế Lý, Khế Cơ
4.     Tu Bồ Tát Thừa
_ Lục Độ Ba La Mật
5.     Tu Phật Thừa
_ Không, Vô Tướng, Vô Tác
Nam Mô A Di Đà Phật

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

ĐÔI LỜI TÂM SỰ CÙNG GIỚI TỬ ( ST )


Các giới tử quý mến! Hãy cho phép tôi gọi nhau bằng hai tiếng huynh đệ để thể hiện mối quan hệ thân thiết với những người có cùng chung một lý tưởng giải thoát, là học trò, là con của đức Như Lai. Chẳng còn bao lâu nữa, các huynh đệ sẽ đăng đàn thọ giới cụ túc, chính thức dự vào hàng Chúng Trung Tôn, hàng Tăng Bảo thường trụ của thế gian. Nghĩa là kể từ giây phút ấy trở đi, các huynh đệ sẽ trở thành những người có đầy đủ điều kiện pháp lý để sử dụng gia tài của Như Lai. Gia tài ấy là tuệ giác vô thượng, thứ gia sản vô giá mà đức Như Lai đã khổ công góp nhặt được từ vô số kiếp trầm luân trong sinh tử. Vậy các huynh đệ phải làm gì để có đầy đủ năng lực đảm đương trách nhiệm giữ gìn gia tài Phật Tổ không cho bị mai một trong thời đại xã hội với nhiều nhiêu khê nan giải như hiện nay? Với tư cách là một người anh, người được sinh ra trước các huynh đệ trong ngôi nhà Phật Pháp, tôi có đôi lời tha thiết muốn tâm sự cùng với các huynh đệ.

Các huynh đệ quý mến! Chúng ta sinh ra đời được làm thân người, sáu căn được đầy đủ quả là một phúc duyên lớn. Chúng ta lại được gặp Phật Pháp, thọ trì Thánh giới, sống nếp sống viễn ly sanh tử thì thực sự không có thứ hạnh phúc nào có thể so sánh bằng. Hạnh phúc này được các huynh đệ nuôi dưỡng ngay từ buổi đầu xuất gia học đạo. Chí lớn muốn mau chóng thành tựu được tuệ giác để giải thoát cho muôn loại luôn ấp ủ trong tim, nên những tình thường, danh lợi của thế gian các huynh đệ đều gác bỏ ngoài tai, lòng không màng đến. Hạnh phúc này lớn dần theo ngày tháng siêng năng tu tập, nó là Bồ đề tâm, là thứ năng lượng vững chãi để ngăn chặn những trở lực của ngoại duyên và tháo gỡ những khổ đau, khúc mắc của nội tại. Nếu vì một lý do gì đó khiến các huynh đệ phải bận bịu để hạt giống Bồ đề bị khô héo, xói mòn, nghĩa là các huynh đệ sống không có hạnh phúc trong cửa thiền, nên dù các huynh đệ còn đi, còn đứng, còn tiếp xúc, còn niệm Phật, tọa thiền, nhưng thật sự các huynh đệ đã chết, chết với tư cách của một người bại trận. Vâng, khi các huynh đệ quyết định đi ra khỏi con đường khổ đau sinh tử thì các huynh đệ đã phải trang bị cho mình thứ vũ khí cần thiết, sắc bén để đương đầu với chiến trận của chúng ma phiền não. Vũ khí ấy là tâm Bồ đề, là năng lượng được nuôi dưỡng từ đời sống tu tập trong môi trường tốt của tăng thân. Dưới sự nâng đỡ, yêu thương và che chở của tăng thân, các huynh đệ sẽ tự do lớn mạnh mà xây dựng cho mình Phật thân hay Pháp thân. Nhiều huynh đệ dường như không chút ý niệm về vấn đề này, mạnh dạn rời bỏ tăng thân đến ở nhà thế tục, thậm chí ở cả nhà trọ, một mình chạy lao như điên vào các trường đại học để tìm một cái bằng cấp bác sĩ, dược sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ... Cũng có nhiều huynh đệ đua chen nhau vào những trường Phật học, hối hả nhét vào đầu càng nhiều kiến thức càng tốt. Nhưng những bằng cấp hay những mớ kiến thức ấy dường như không có ảnh hưởng gì đến những khổ đau, khó khăn, những xung đột trong tâm tư và trong đời sống hàng ngày. Cũng như thiền sư Hương Nghiêm là bậc thông minh xuất chúng, học một đã hiểu mười, học mười đã biết trăm, nhưng với một câu hỏi dường như quá dễ dàng của Tổ Qui Sơn: “Trước khi cha mẹ sinh ra, ta là ai ? ” Cũng đủ làm cho Thầy điên đầu, dùng hết những tri kiến đã hấp thụ được cũng không thể nào giải nổi. Thầy buồn quá đốt hết sách vở và tự than rằng: "Bánh vẽ không thể no lòng người đang đói" và Thầy làm một quyết định sẽ thực nghiệm lại những gì từ lâu Thầy lầm tưởng cho đó là hoa trái của sự tu tập. Các huynh đệ ấy cũng thế, không có thời gian, không có cơ hội để áp dụng những gì mình đã học vào thực tế, không tiêu hóa được những đống kiến thức cồng kềnh thành chất bổ dưỡng nuôi sống cơ thể. Như vậy cơ thể sẽ bị héo mòn, các huynh đệ ấy vẫn không có gì thay đổi trong quá trình lột xác từ một kẻ phàm tục trở thành một người xuất gia, từ một chú Sa di trở thành một thầy Tỳ kheo mô phạm cho muôn loài. Các huynh đệ ấy vẫn ham thích ăn sung mặc sướng, vẫn ưa chuộng những lời dịu ngọt tỉ tê, vẫn sẵn sàng bộc phát sân hận trước những gì không vừa ý, vẫn tiếp tay mở ngõ cho danh lợi, ái dục tự do đi vào... vẫn y nguyên như người phàm tục chỉ khác nhau một cái đầu và chiếc áo. Cho nên khi thấy nhiều huynh đệ từ miền xa lên tỉnh thành để tham dự vào các trường Phật học mà phải cực lực vất vả, thiếu thốn rất nhiều phương tiện chúng tôi lấy làm chua xót, nhưng khi nhìn thấy nhiều huynh đệ lao mình vào những đam mê trụy lạc của cuộc đời, đánh mất phẩm cách của một Tỳ kheo chúng tôi càng đau xót gấp trăm nghìn lần. Các huynh đệ ấy đã tự cô phụ lại với ý nguyện xuất trần của mình từ lúc nào không biết, hoặc biết mà không đủ năng lực để quay đầu trở về.“Tiền lộ mang mang, vị tri hà vãng”(Qui Sơn cảnh sách văn). Vâng, nếu như chúng ta có một con đường đi và ta quyết tâm đi trên con đường ấy thì chúng ta thực sự đã có hạnh phúc. Nhưng ngược lại, nếu chúng ta thấy xa xa chỉ là khói sương mờ mịt, con đường phía trước mênh mang , không biết rẽ lối nào thì quả là một sự mất mát, lỗ lã và đau khổ to lớn trong đời tu của chúng ta. Và rồi chúng ta sẽ dễ dàng cởi áo hoàn tục, bản thân chúng ta sẽ đau khổ vì chí nguyện không thành; cha mẹ và anh chị của chúng ta sẽ đau khổ vì ước vọng dở dang; Thầy Tổ, tăng thân sẽ đau khổ vì đã để cho chúng ta tiếp tục đọa đày trên con đường sinh tử. Cho nên các huynh đệ phải cố gắng nuôi nấng nguồn năng lực hảo tâm ban đầu, phải tư duy và phản tỉnh thường xuyên, phải dành nhiều thời gian để sống với chính mình mà tinh thần nhập thất tránh duyên là phương pháp hữu hiệu nhất của bao đời chư Tổ, chư tiền bối. Cho nên ngoài thời gian nghiên cứu giáo lý, các huynh đệ phải cố gắng tập nếp sống "độc xử nhàn cư", phải biết trâu của mình vốn rất thích rong chơi, ăn lúa xanh, uống nước mát nên phải canh chừng nó từng giờ từng phút không để lơi lỏng. Nếu nó ương ngạnh quá thì phải trói chặt lại cho ăn rơm khô thôi. Khi ở trong chuồng trâu sẽ quên đi bầu trời xanh ngát, tự hối lỗi, dần dần thuần phục. Các huynh đệ chăn tâm đến trình độ thuần thục, nằm trên ngũ dục mà không thèm thuồng thì mới dám xông pha vào cuộc đời uế trược này để tùy duyên hóa độ chúng sanh. Các huynh đệ phải biết và hiểu rõ chính mình, phải biết mình mang chứng bệnh nào mà tìm một phương thuốc thích hợp để trị liệu, phải tránh xa những điều kiện và môi trường làm cho con bệnh tái phát như người ghiền rượu không bao giờ đi qua quán rượu, người nghiện thuốc phiện không bao giờ ngồi gần người hút thuốc phiện. Đó chính là cẩm nang của hành giả đi trên con đường giải thoát. Dục lạc của thế gian và đặc biệt là ái dục luôn mời gọi, cám dỗ những chàng trai và những cô gái trẻ có ý niệm chối từ nó. Nó là thứ lửa dữ sẳn sàng thiêu rụi giới thân huệ mạng vì thế các huynh đệ phải tự biết thân phận mình như gánh rơm khô mà tìm cách lánh xa, càng xa càng tốt.

Các huynh đệ quý mến ! Năng lực bảo vệ cho tâm Bồ đề được lớn mạnh là hàng rào tịnh giới. Cho nên sau khi các huynh đệ được trao truyền 250 giới hay 348 giới điều phải hết sức giữ gìn cẩn thận, dù hoàn cảnh có trái ngang, cùng cực như thế nào đi chăng nữa có thể mất cả thân mạng cũng nhất định không hủy phạm Thánh giới, tuyệt đối không làm bản thể thanh tịnh Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni bị thương tổn. Tịnh giới được bảo tồn, tâm bồ đề được tăng trưởng, nhưng với một nghiệp chướng sâu dày cũng gây trở ngại to lớn trên bước đường tiến tu của hành giả. Vì vậy các huynh đệ phải nên chuyên cần lạy sám hối, nhờ năng lực gia bị của mười phương chư Phật cộng với năng lực thiết tha qui mạng của chính mình thì nghiệp lực từ vô thỉ kiếp sẽ dần tiêu, khi đối diện với những hoàn cảnh bức xúc xảy ra các huynh đệ vẫn có đủ khả năng điều phục, đứng vững và không làm cho con tim rỉ máu.

Này những người huynh đệ! Tôi rất vui mừng tôi đã có thêm hàng trăm người anh em, hàng trăm rường cột vững chắc phụ kề vai với chúng tôi chống đỡ ngôi nhà Phật Pháp. Gia tài của Như Lai để lại đã bị những người con không hiếu thuận ngang nhiên phá sản và gần như khánh tận trong những tháng ngày gần đây. Cho nên chúng tôi kỳ vọng rất nhiều ở các huynh đệ, mong rằng mỗi huynh đệ để lòng nghĩ đến tiền đồ Phật giáo đang rơi vào thời kỳ đen tối mà cố gắng duy trì và phát huy giới luật. Vì vận mệnh Phật Pháp hoàn toàn tùy thuộc vào sự tồn vong của giới luật – Đức Như Lai đã phó chúc điều này như một lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với hàng đệ tử, những người có trách nhiệm thay thế đức Phật làm cho Phật Pháp lưu thông mãi trên cõi đời. Tinh thần học và trì luật của nước nhà hiện nay đang xuống dốc trầm trọng, phần lớn Tăng Ni chỉ ưa chuộng nếp sống tân tiến, tự do phóng túng, không còn tha thiết để khép mình vào khuôn khổ giới luật nữa. Nên chúng tôi tin tưởng vào sức sống trẻ của các huynh đệ, nhất định không theo những vết cũ sai lầm, để cùng nhau làm sống lại hình bóng giải thoát và tinh thần hòa hợp của Tăng già, một giáo đoàn gương mẫu của nhân loại. Người kia là trượng phu, ta cũng có thể trượng phu; người nọ thành Thánh nhân thì ta cũng đầy đủ năng lực để trở thành Thánh nhân. Nếu các huynh đệ có được một tinh thần, một nghị lực, một lối sống đúng pháp như thế thì dầu kiếp này chưa liễu ngộ được chân tánh, nhưng các huynh đệ vẫn không bị đọa lạc trong sanh tử; kiếp sau hoặc kiếp sau nữa chắc chắn sẽ được dự vào dòng Thánh.

Các huynh đệ ! Chúng ta hãy thương yêu nhau, đừng vì những khiếm khuyết sai lầm nhỏ mọn của anh em một nhà mà làm chỗ hở cho Ma Ba Tuần xông vào gây ra cảnh huynh đệ tương tàn, xung đột. Bởi vì đây cũng là nguyên nhân chính yếu đưa giáo đoàn Phật giáo đến chỗ tan rã. Các huynh đệ hãy cùng nhau dũng tiến như sư tử san bằng mọi trở lực của rừng xanh, nếu một huynh đệ nào đó gục ngã thì hãy cố gắng dìu nhau, đừng bỏ mặt nhau giữa cơn thác loạn của hồng trần.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Đền và Chùa Độc Bộ (ST)


Triệu Việt Vương (chữ Hán: 趙越王; ?-571), tên thật là Triệu Quang Phục (趙光復), là vua Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571. Ông có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân. Năm 571, ông bị Lý Phật Tử đánh úp và thua trận. Ông tự tử ở cửa sông Đáy, kết thúc triều đại Triệu Việt Vương.
Triệu Quang Phục là con Triệu Túc, người huyện Chu Diên. Ông cùng cha theo Lý Nam Đế khởi nghĩa từ ngày đầu (541), có công lao đánh đuổi quân Lương về nước, được trao chức tả tướng quân nước Vạn Xuân.
Năm 545, quân Lương do Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy lại sang đánh Vạn Xuân. Lý Nam Đế giao chiến bất lợi. Năm 546, sau khi Lý Nam Đế thua trận phải lui về động Khuất Lạo, đã ủy thác cho ông giữ việc nước, điều quân đi đánh Trần Bá Tiên của nhà Lương.
Năm 547, tháng giêng, ông lui về giữ đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Đầm này rộng, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ chống sào đi lướt trên cỏ nước mới có thể vào được. Nếu không quen biết đường đi thì lạc không biết là đâu, lỡ rơi xuống nước liền bị rắn độc cắn chết. Quang Phục thuộc rõ đường đi lối lại, đem hơn 2 vạn người vào đóng ở nền đất trong đầm,Ông dùng chiến thuật du kích, ban ngày tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên cướp hết lương thực vũ khí, giết và bắt sống rất nhiều, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài. Bá Tiên không đánh được. Người trong nước gọi ông là Dạ Trạch Vương (夜澤王). Bãi ấy gọi là "bãi Tự Nhiên", đầm ấy là "đầm Nhất Dạ", ngày nay vẫn còn tên gọi cũ.
Năm 550, Trần Bá Tiên mưu tính cầm cự lâu ngày để làm cho quân của ông lương hết, quân mệt mỏi thì có thể phá được. Gặp lúc nhà Lương có loạn Hầu Cảnh, gọi Trần Bá Tiên về (sau này Trần Bá Tiên cướp ngôi vua của nhà Lương năm 557.), ủy cho tì tướng là Dương Sàn ở lại. Ông tung quân ra đánh. Sàn chống cự, thua chết. Quân Lương tan vỡ chạy về Bắc. Ông vào thành Long Biên ở.
Anh của Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo, ở đất của người Di Lạo, xưng là Đào Lang Vương, lập nước gọi là nước Dã Năng. Trước đó, khi Lý Nam Đế tránh ở động Khuất Lạo, Thiên Bảo cùng với tướng người trong họ là Lý Phật Tử đem 3 vạn người vào Cửu Chân. Trần Bá Tiên đuổi theo đánh, Lý Thiên Bảo thua, thu nhặt quân còn sót được vạn người chạy sang đất người Di Lạo ở Ai Lao, thấy động Dã Năng ở đầu nguôn Đào Giang, đất phẳng rộng màu mỡ có thể ở được, mới đắp thành để ở, nhân tên đất ấy mà đặt quốc hiệu. Đến bây giờ quân chúng tôn làm chúa, xưng là Đào Lang Vương.
Năm 555, Đào Lang Vương mất ở nước Dã Năng, không có con nối, quân chúng suy tôn Lý Phật Tử lên nối ngôi, thống lĩnh quân chúng.
Năm 557, Lý Phật Tử đem quân xuống miền Đông đánh nhau với quân của Triệu Việt Vương ở huyện Thái Bình, năm lần giáp trận, chưa phân thắng bại, mà quân của Lý Phật Tử luôn thua, ngờ là ông có thuật lạ, bèn xin giảng hòa. Ông nghĩ rằng Lý Phật Tử là người trong họ của Lý Nam Đế, không nỡ cự tuyệt, bèn chia địa giới ở bãi Quân Thần (nay là hai xã Thượng Cát, Hạ Cát ở huyện Từ Liêm, Hà Nội) cho ở phía tây của nước, Lý Phật Tử dời đến thành Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, huyện Từ Liêm, xã ấy nay có đền thờ thần Bát Lang, tức là đền thờ Nhã Lang). Lý Phật Tử có con trai là Nhã Lang, xin lấy con gái của ông là Cảo Nương. Ông bằng lòng, kết thành thông gia. Ông yêu quý Cảo Nương, cho Nhã Lang ở gửi rể. Triệu Quang Phục quá tin vào sức mạnh quân sự của mình, mất cảnh giác nên đã bị suy yếu đáng kể. Nhã Lang ở rể, thực chất là để hoạt động gián điệp nên nội tình của Triệu Việt Vương đã bị Lý Phật Tử nắm rõ.
Năm 571, Lý Phật Tử phụ lời thề, đem quân đánh. Ông yếu thế không thể chống được, bèn đem con gái chạy về phía nam, tìm nơi đất hiểm để ẩn náu, nhưng đến đâu cũng bị quân của Lý Phật Tử đuổi theo sát gót. Ông cưỡi ngựa chạy đến cửa biển Đại Nha, bị nước chắn, bèn nhảy xuống biển tự vẫn. Họ Triệu mất nước.
Trong sử sách cổ đại có nói rằng nguyên nhân được thua của ông là do được và mất mũ đầu mâu móng rồng. Thực ra, đó chỉ là huyền thoại. Truyện kể như sau:
Năm 549, ông ở trong đầm thấy quân Lương không lui, mới đốt hương cầu đảo, khẩn thiết kinh cáo với trời đất thần kỳ, thế rồi có điềm lành được mũ đâu mâu móng rồng dùng để đánh giặc. Từ đó quân thanh lừng lẫy, đến đâu không ai địch nổi (tục truyền rằng thần nhân trong đầm là Chử Đồng Tử bấy giờ cưỡi rồng vàng từ trên trời xuống, rút móng rồng trao cho ông, bảo gài lên mũ đâu mâu mà đánh giặc). Năm 557, con gái của Triệu Quang Phục lấy con trai của Lý Phật Tử là Nhã Lang. Năm 570, Nhã Lang nói với vợ rằng: "Trước hai vua cha chúng ta cừu thù với nhau, nay là thông gia, chẳng cũng hay lắm ư? Nhưng cha nàng có thuật gì mà có thể làm lui được quân của cha tôi?". Cảo Nương không biết ý của chồng, bí mật lấy mũ đâu mâu móng rồng cho xem. Nhã Lang mưu ngầm tráo đổi cái móng ấy, rồi bảo riêng với Cảo Nương rằng: "Tôi nghĩ ơn sâu của cha mẹ nặng bằng trời đất, vợ chồng ta hòa nhã yêu quý nhau không nỡ xa cách, nhưng tôi phải tạm dứt tình, về thăm cha mẹ". Nhã Lang về, cùng với cha bàn mưu đánh úp, chiếm được nước.
Ngô Sĩ Liên nói: Đàn bà gọi việc lấy chồng là "quy" thì nhà chồng tức là nhà mình. Con gái vua đã gả cho Nhã Lang thì sao không cho về nhà chồng mà lại theo tục ở gửi rể của nhà Doanh Tần để đến nỗi bại vong?
Truyện này giống như truyền thuyết Mỵ Châu-Trọng Thủy thời Triệu Đà đánh An Dương Vương.

Đình Phù Sa ở cửa Thần Phù

Đền thờ Triệu Quang Phục ở thị trấn Yên Ninh, Yên Khánh, Ninh Bình
Người đời sau lập đền thờ ông ở cửa biển Đại Nha (Đại Nha có tên khác là Đại Ác, thời nhà Lý đổi là Đại An), nay là cửa Liêu (cửa sông Đáy). Các đền thờ tập trung chủ yếu ở vùng ven biển 2 tỉnh Ninh BìnhNam Định.
Nam Định, Ông được thờ tại chùa Độc Bộ, huyện Ý Yên Xã Yên Nhân. Một nơi khác ở Nam Định nữa thờ ông là chùa Thiên Biên Tự, thuộc xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Tại vùng đất mới xã Nam Điền huyện Nghĩa Hưng nằm ở gần cửa Đáy, người dân cũng xây dựng đền thờ.
Ninh Bình hiện là tỉnh có nhiều đền thờ Triệu Việt Vương nhất. Huyện Kim Sơn-Ninh Bình nay nằm ở cửa sông Đáy, có rất nhiều đền thờ Triệu Việt Vương như Đình Chất Thành (xã Chất Bình, Kim Sơn), miếu Thượng (xã Thượng Kiệm, Kim Sơn), đền Ứng Luật (Quang Thiện, Kim Sơn), đình xã Lưu Phương, Kim Sơn.
Tại vùng văn hóa cửa biển Thần Phù, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, Ninh Bình có đình Phù Sa là di tích văn hóa cấp quốc gia thờ Triệu Việt Vương là thành hoàng làng. Xã Yên Từ cũng có đền thờ Triệu Việt Vương. Tại Ngã ba mỏ neo (sông Hoàng Long, Hoa Lư) người dân cũng lập đền thờ Vương.
Yên Khánh là vùng đất thuộc cửa biển xưa nay đã lùi xa vào đất liền, tại đây có hàng chục đền thờ Triệu Quang Phục nằm ở các xã như: đền Duyên Phúc xã Khánh Hồng, đền Triệu Việt Vương ở Thị trấn Yên Ninh, đền Triệu Việt Vương ở xã Khánh Hải,...