Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Nhớ Quê Nhà!


Trời trong gió mát quê nhà,
Nhớ cha, nhớ mẹ, con đà biệt tăm!
Nhìn chiều ánh xế dương tà,
Nhớ về quê mẹ ruột con đau lòng!
Lòng này, lòng nghĩa bằng sông,
Bằng trăm sông lớn, Mẹ trông con về!
Mẹ ơi! Nước chảy đôi bờ,
Nước bao nhiêu giọt, con khờ khắc ghi!
Công người sinh nở khai thì,
Mà Bụi lại ở nơi thì xa xăm!
Mẹ ơi! Mấy độ xuân xanh,
Con chưa Hiếu Nghĩa bặt tăm bến bờ!
                         

Vịnh Quê Nhà!
Bụi con dù có xa người,
Vẫn mang dòng máu của người sinh con!
Con đi vì Pháp cho đời,
Cho người giải ngộ cuộc đời quyết tu!
Cuộc đời vốn dĩ thường vô,
Bỏ đi hết thảy có  còn gì không?
Vậy thì còn có hư không,
Là còn bụi ở trong dòng thời gian!

Mẹ Tôi!

Dù cho đi khắp đất trời,
Cũng không đếm hết công người sinh ra!
Mẹ cha khuya sớm tảo tần,
Cho con cái chữ công danh với đời
Một mai cha yếu mẹ già,
Chén cơm bát nước, kỷ trà ai dâng!
Ngày xưa ta đói mẹ chăm,
Bây giờ sao tính tháng năm mẹ già?
Con ơi! Hảy nhớ điều này,
Nếu con hiếu nghĩa, ngày sau có phần!
Nếu mà ăn ở vô ngần,
Ngày sau không có cái phần cho con!
                             Quét Bụi Trần

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Thường Quán Thân Tâm!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính gởi các đồng tu, đồng học!
Vừa qua Bụi được nghe rằng trong Kinh Đại Bát Niết Bàn có một mẩu chuyện kể rằng, có một nhà Vua có bốn con rắn độc được đựng trong một cái trấp, sai người cho ăn và tắm rửa. Vua ra lệnh nếu để một con rắn giận dữ không vừa lòng, thời ta xử tử nhà ngươi! Người đó nghe lịnh nghiêm khắc của Quốc Vương, sợ quá bỏ trấp rắn chạy trốn . Vua liền sai năm Chiên Đà La cầm dao rượt theo. Người ấy ngó ngoái lại thấy phía sau năm người rượt gấp bèn vội chạy đi. Năm người lập kế giấu dao, rồi bí mật sai một người giả dạng hiền lành đến khuyên bảo người ấy trở lại. Người ấy chẳng tin chạy thẳng đến một tụ lạc kia để ẩn trốn. Lúc đã vào trong tụ lạc, xem thấy những nhà cửa đều không có người cũng không có đồ vật, bèn ngồi trên đất. Thoạt nghe trên không có tiếng nói : Nầy nam tử ! Tụ lạc nầy hoang vắng không có cư dân, đêm nay sẽ có sáu tên cướp đến. Nếu người gặp cướp thời khó bảo tồn tánh mạng. Người ấy nghe tiếng trên hư không bảo như vậy sợ hãi quá bèn bỏ tụ lạc mà đi. Dọc đường gặp một con sông nước chảy gấp. Tìm không có thuyền bè, vì sợ nên lấy các thứ cỏ cây kết làm bè. Tự nghĩ rằng : Nếu ta dừng ở nơi đây tất sẽ bị rắn độc, năm Chiên Đà La, một người dối hiền lành và sáu tên cướp làm nguy hại. Còn nếu qua sông thời chiếc bè nầy không bảo đảm có thể sẽ phải chìm chết. Nhưng thà chết đuối, trọn chẳng để kẻ ác kia làm hại. Suy nghĩ xong, kéo bè cỏ xuống nước, thân nằm trên bè, tay ôm bè, chưn đạp nước vượt dòng nước chảy xiết mà qua sông. Lúc đã được qua đến bờ bên kia an ổn không họa hoạn, hết kinh sợ trong lòng rất thơ thới  vui vẻ.

Qua câu chuyện trên Đức Phật ví thân nầy như cái trấp, địa, thủy, hỏa, phong như bốn rắn độc : Kiến độc, Xúc độc, Khí độc, Nọc độc. Tất cả chúng sanh gặp bốn rắn độc nầy thời phải mất thân mạng. Tứ đại cũng như vậy : Hoặc kiến chấp làm độc, hoặc chạm xúc làm độc, hoặc hà khí làm độc, hoặc cắn nọc làm độc, do đây nên xa lìa những điều lành.

Nếu bị bốn rắn độc hại chết chẳng đến nỗi phải đọa trong ba đường ác. Nếu bị tứ đại giết hại tất sa vào ba đường ác. Bốn rắn độc nầy dầu săn sóc nuôi dưỡng nó nhưng nó cũng thường muốn giết người. Cũng vậy, dầu thường cung cấp, nhưng tứ đại cũng luôn kéo dắt người tạo những nghiệp ác. Bốn rắn độc ấy nếu một con sân giận thời sẽ giết người. Tánh tứ đại nếu một đại phát lên cũng có thể hại người. Bốn rắn độc ấy dầu ở chung một chỗ, nhưng tâm tánh của nó đều riêng khác. Tứ đại dầu đồng ở một thân mà tánh của mỗi đại khác nhau. Bốn rắn độc ấy dầu có cung kính nó cũng khó có thể gần gũi nó, tứ đại cũng như vậy. Bốn rắn độc ấy nếu lúc hại người, có được phù chú thuốc men của Sa Môn hay Bà La Môn thời có thể chữa trị. Tứ đại giết người dầu có Sa Môn hay Bà La Môn dùng thần chú phép tắc cũng chẳng trị được. Như người trí nghe hơi tanh của rắn độc liền tránh xa. Chư Phật Bồ Tát nghe hơi hôi của tứ đại cũng liền tránh xa.

Năm ấm hay năm uẩn đều chỉ cho Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức dụ cho Chiên Đà La là năm ấm, ấm tức nghĩa lật úp, che kín, che đậy chân tánh quán sát năm ấm. Chiên Đà La thường hay làm cho người phải xa lìa ân ái mà hội họp với oán thù. Cũng vậy, năm ấm khiến người tham gần pháp ác mà xa lìa những pháp lành. Năm ấm như vậy, không thể dùng lời lành để khuyến dụ cũng không thể dùng tiền của châu báu lo lót mà được thoát khỏi.

Kẻ giả làm bạn thân chính là để lệ cho tham ái. Hành giả quán sát kỹ tham ái như kẻ địch giả làm người thân. Nếu đã biết được là giả thời không bị hại, còn nếu chẳng rõ biết tất  sẽ bị hại. Cũng vậy, nếu biết được tánh của tham ái thời nó chẳng thể làm cho chúng sanh luân chuyển sanh tử, như không rõ biết thời phải luân hồi trong sáu loài chịu đủ mọi sự khổ. Vì tham ái làm hại khó bỏ lìa, như kẻ địch giả làm người thân nên khó xa lìa. Kẻ oán địch giả làm người thân, luôn rình chờ có dịp để hại người, tham ái làm cho người xa lìa tất cả pháp lành gần gũi tất cả pháp ác cũng như vậy. Bồ Tát quán sát kỹ tham ái như kẻ địch giả người thân, vì thấy mà chẳng thấy, vì nghe mà chẳng nghe, như người phàm phu thấy lỗi sanh tử, dầu có trí huệ nhưng vì si mê che đậy nên rồi lại chẳng thấy lỗi. Như kẻ oán địch chẳng thân mà giả là người thiệt thân, chẳng thể gần gũi mà giả gần gũi, là ác mà giả là lành, chẳng thân yêu mà giả là thân yêu, để luôn luôn chờ dịp hại người. Tham ái cũng như vậy.

Tụ lạc trống rỗng không cư dân chính là lệ cho lục nhập chỉ cho Nhãn nhập, Nhĩ nhập, Tỷ nhập, Thiệt nhập, Thân nhập, Ý nhập. Hành giả quán sát nội lục nhập trống rỗng không chỗ có như tụ lạc trống. Như người sợ chết kia đã vào tụ lạc nhẫn đến chẳng thấy có một người ở, tìm khắp nơi cũng chẳng gặp được một món đồ. Cũng vậy, Hành giả quán sát kỹ lục nhập trống rỗng không chỗ có, chẳng thấy chúng sanh, chẳng thấy một vật thật có. Giặc phiền não ở nơi lục nhập nầy cũng không  sợ sệt như vậy. Như tụ lạc trống rỗng là chỗ ở của các loài ác thú : Sư tử, cọp, sói. Lục nhập nầy cũng là chỗ ở của tất cả phiền não ác. Như sáu tên cướp lúc muốn cướp nhà người phải nhờ người trong nhà làm nội ứng, nếu không người nội ứng thời bọn cướp bèn trở lại. Giặc sáu trần nầy cũng như vậy, lúc muốn cướp pháp lành cần phải do bề trong chúng sanh có những tướng tri kiến : Thường, lạc, ngã, tịnh, bất không v.v… nếu không có những tướng bề trong như vậy, thời giặc sáu trần chẳng thể cướp được pháp lành. Sáu tên cướp chỉ có thể cướp đoạt tài sản hiện có của người, còn giặc sáu trần thường cướp đoạt pháp lành của chúng sanh cả ba đời.

Dọc đường gặp một con sông, chính là lệ cho phiền não như sông lớn, nước sông chảy xiết có thể làm trôi hương tượng. Sông Sâu khó đến đáy được nên gọi là  “sông”, bờ xa khó qua đến nên gọi là “lớn”. Giữa sông có nhiều loài cá hung dữ. Phiền não cũng như vậy, chỉ có Phật và Bồ Tát mới có thể cùng tột nên gọi là rất sâu, chỉ có Phật và Bồ Tát mới qua đến bờ nên gọi là rộng lớn, thường hại tất cả chúng sanh si mê nên gọi là hung dữ. Do đây nên Hành giả quán sát phiền não nầy dường như sông lớn. Như sông lớn kia chỉ có thể làm hại thân mạng mà chẳng phá được pháp lành, phiền não thời có thể phá hoại tất cả pháp lành của thân tâm. Sông lớn kia chỉ có thể làm trôi chìm người trong cõi dục, phiền não thời có thể hại tất cả nhơn thiên trong ba cõi. Sông lớn trong đời nếu tay ôm phao, vịn bè, chân đạp nước, thời có thể đến bờ bên kia. Với phiền não thời chỉ có Bồ Tát tu sáu pháp Ba La Mật mới qua khỏi được.
Như người kia sợ bốn rắn độc cùng năm Chiên Đà La, một kẻ giả bạn thân cùng sáu tên cướp mà bỏ tụ lạc trống rỗng thẳng đường chạy đi đến bên sông lớn, rồi lấy cỏ kết làm bè để qua biển khổ sông mê!

Ngày nay chúng ta học Phật thường nghĩ đến chiếc thân tứ đại, ngũ ấm , tham ái, lục nhập, lục trần và sông phiền não. Quyết tâm tu giới, định huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, sáu môn ba la mật, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, dùng đây làm thuyền bè để vượt qua sông phiền não đến bờ Niết Bàn Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Chư Phật ra đời chỉ vì chúng sanh Khai Tri Kiến Phật, chỉ rõ con đường giác ngộ, tự mình bước từng bước đến giác ngộ, không ai tu hộ ai, không ai giác ngộ ai! Chỉ có chính mình an lạc hay khổ đau, tất cả đều do bạn!

Chúc các bạn đồng tu, đồng học tinh tấn trên con đường giác ngộ mỗi ngày, mỗi ngày gặt nhiều kết quả an lạc cho đến ngày Viên Mãn!
Nam Mô A Di Đà Phật

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Tản Mạn Bụi!

Một bình trà ấm đất tử
Nâng bình pha ấm lệ mưa sa.
Hương thơm quyện toả, thâm giao kết,
Nhấp nháp chén trà vị ngọt ngon!

Đâu rồi ngày ấy ai ơi,
Mẹ Cha khuya sớm tảo tần nuôi con!
Mẹ tôi người đã già rồi,
Cha tôi người đã tuổi ngoài bảy mươi!
Vu Lan gợi nhớ tình thâm,
Lo tu, lo học đền trăm ơn này!

Sáng nay ta thức dậy,
Miệng nở nụ cười tươi.
Như hoa sen hé nở,
Làm an lạc cho đời!

Buổi sáng thức dậy chén Trà,
Nhìn quanh thành phố nhà nhà khắp nơi!
 Buổi sáng thành phố nghĩ ngơi,
Bụi thì đàm đạo, làm thơ tặng đời!
Kính chúc chư vị thảnh thơi,
Ung dung ngồi uống, Trà chơi với đời!

Một sớm mai ta thức dậy,
Sương lam phủ mái nhà!
Hồn nhiên nhìn hoa lá,
Vạn vật vui cả ngày!

Nụ cười hé lộ trên môi,
Tâm tư sao lại rối bời vậy ta!
Có điều gì, thì nói ra,
Cho lòng cởi hết như là đổi thay!
Một mai nắng sớm mưa dài,
Hao mòn thể xác, thế nào báo ơn!
Chúc bạn ngày mới vui vẽ!

Bình nguyên sáng sớm chim ca hót,
Độc ẩm bình trà với Phật thôi!
Bao nhiêu phiền muộn tiêu tan hết,
Thảnh thơi ngồi uống chén trà thôi!

Chổi kia quét sạch bụi trần ai,
Khiêu đèn trí tuệ bát nhã đài.
Một Niệm sáng soi nào thế giới,
Ba nghìn muôn loại thảy mong nhờ!

Sáng nay uống một chén Trà,
Thả  nhìn sông nước, lẫn lá hoa,
Buông tâm nghĩ tưởng đời là mộng,
Quay về chánh niệm uống trà thôi!

Sáng nay ta thức dậy,
Nhìn thấy ông mặt trời,
Hiện hữu quanh đời ta,
Với chim hót ríu rít,
Cùng nắng vàng sáng soi!
Ta thở vào thở ra,
Miệng nở nụ cười tươi,
Quanh ta và mỗi người
Ai cũng biết tươi cười!
Ngày mới mời bà con!
Cùng vui vẻ nhau hoài!
Cười là hạnh phúc nha!

Cuộc đời như giấc mộng,
Như quán trọ cuộc đời,
Thoảng một chút hơi thở!
Còn gì là của ta?
Sao không chịu nhìn lại,
Để bố thí cúng dường,
Là Phước Điền tối thượng!

Tiền Tài danh vọng chi chi,
Lao tâm nhọc trí tại vì yêu thân!
Có thân nên biết tu thân,
Ngày sau nhẹ bước Thăng trầm do ta!

Giác Ngộ Vô Thường!


Chào các bạn! Đức Phật dạy, tiền của thuộc năm nhà, của thiên tai, của bà hỏa, của bà thủy, của trộm cướp, của vua quan, và của con bất hiếu!
Đức Phật dạy trong kinh Bát Đại Nhân Giác; Đệ nhất giác ngộ!
" Thế gian vô thường, quốc độ nguy thuý, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, sanh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ, tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu, như thị quán sát, tiệm ly sanh tử " nghĩa là;
Trước tiên là giác ngộ rằng;
Thế gian chẳng có thường hằng chi đâu!
Bỡ giòn, cỏi nước vỡ mau,
Trống không bốn đại, gây sầu triền miên!
Lại năm ấm chẳng ngã riêng,
Giả hư, không chủ, biến thiên, hoại thành!
Từ nguồn tâm việc ác sanh,
Thân là rừng tội rành rành chẳng sai!
Ai mà quán xét thế này,
Dần lìa sanh tử, Như Lai chứng thành!
Qua đoạn kinh trên ta thấy Đức Phật luôn chỉ thẳng cho chúng ta xa rời tham luyến của dục trần, của Tài, Sắc, Danh, Thực, Thuỳ, những thứ luôn làm mê hoặc tâm của chúng ta, do ta chấp trước thân này, nhà cửa là của Ta nên ta đau khổ!
Hiện nay chúng ta sanh vào thời đại vật chất đầy đủ, cạm bẩy của đời cũng lắm giăng giăng. Nếu ai biết tu dưỡng thân tâm thì người đó có an lạc, còn bằng ngược lại của đời sẽ trả cho đời! Như ví dụ điển hình là bà con chúng ta ở miền Trung, tần tảo sớm hôm, chắt chiêu từng bữa cơm, manh áo, lo ăn học, xây dựng gia đình nhà cửa, ruộng vườn,... bỗng một cơn bão đến tất cả rồi trở về không! Thời gian tạo dựng thì quá nhiều,  và quá dài! Vậy mà chỉ trông chốc lát thôi nó chỉ là cát bụi! Mong các bạn nghĩ lại mà lo tu tỉnh!
Nam Mô A Di Đà Phật

Cây Dã Hương!


Cây kia sống đã lâu năm,
Dã người quý trọng, để nhầm ghi công!
Hương kia sánh với dòng sông,
Còn người chẳng sánh một dòng sử xanh!
Cây xanh thì lá phải xanh,
Cha ông trồng Đức, để dành hậu lai!
Của thời ăn hết gió bay,
Đức thời còn mãi, hương bay khắp trời!
Yên Nhân là đất tốt rồi,
Yên lòng thiên hạ, Nhân bồi nghĩa thêm!
Cây kia dù có ngàn niên,
Cũng không sánh nỗi Đức thiên mỗi người!
"Người trồng cây cảnh để chơi,
Người trồng cây Đức để đời cháu con!"
Kính mong tất cả bà con,
Sớm trồng hương đức cháu con nên người

Hoa Nhân Thế!


Nụ tầm xuân nở rồi chớ tiếc,
Em có chồng rồi chớ tiếc làm chi?
Cuộc đời muốn khổ đeo đi,
Ai người thích ngắm hoa gì là hoa?
Hoa đời, hoa đạo là hoa,
Hoa trong giải thoát là hoa vui đời!
Đời người có bao năm tuổi,
Tiếc chi một đóa vô thường đổi thay!

Cối Trà!


Cối xay giã gạo nuôi con,
Giờ đây cối đã cho con uống trà!
Trà này, trà nghĩa, trà nhân,
Trà cho con đã uống dần đấy thôi!
Uống trà thì phải thảnh thơi,
Uống trà ta phải uống thôi mới là!
Là này, là nghĩa là la,
Là ba la mật, là ta uống trà!

Cò Con Nhớ Người!

Loài người thương lắm ai ơi,
Đủ lông, đủ cánh thương người tạo ra!
Cho dù đói rách ở xa,
Vẫn thương, vẫn nhớ, bài ca nuôi cò!
Cò này, cò nghĩa, cò nhân,
Cò cho con đã lớn dần đấy thôi!
Cò con hiếu nghĩa đấy thôi,
Sao cò nở bỏ con trôi phương nào?
Mong sao cò nghĩ lại ao,
Cùng là cò cả, con nào hơn đâu?

Lo Lắm!

Cuộc sống có nhiều âu lo,
Lo ăn, lo mặc, lại lo đến già!
Già này, già nghĩa già da,
Già ba la mật, già ba đấy mà!
Ai ơi! Nghĩ lại đời ta,
Làm gì cho lắm, nắm xôi là cùng!
Đêm nằm gường ngủ mấy gang?
Chết đi là hết than vang,
Người giàu đá nặng hơn trăm!
Người nghèo đất lại cùng chung nấm mồ!
Ai ơi! Tu phước làm mô,
Để cho lũ nhỏ cho phúc nhờ nơi đây!

Bốn Loại Thức Ăn!

Kính thưa các bạn đồng tu, đồng học!
Hiện nay trong đời sống vật chất ngày càng nhiều, sự thiết tha cầu đạo ngày một yếu đi! Vì nhu cầu vật chất, nên con người luôn làm mọi cách, tìm nhiều thủ đoạn, tính toán so đo phải trái để tranh đấu cho mình và gom nhiều của cải vật chất về mình và rồi tự mình làm nô lệ cho vật chất! Ngày xưa bữa cơm rau muối vậy mà vui tươi cuộc sống, ngày nay đủ đầy thì xem như món ăn tinh thần lại sa sút! Nên Đức Phật Ngài dạy có bốn loại thức ăn! Đó chính là Đoàn Thực, Xúc Thực, Tư Thực, Thức Thực.
1. Thức ăn vật chất, ăn vào bằng miệng (đoàn, hay đoạn thực), là những thức ăn uống trực tiếp nuôi sống thân thể, có khối lượng, có màu sắc, có mùi hương, có vị nếm, và chúng ta ăn vào bằng miệng, như cơm, bánh, trái cây, nước trong, trà, rượu v.v...

2. Các loại thức ăn tinh thần, ăn bằng cách dùng các giác quan tiếp xúc với chúng (xúc thực), như hình sắc, phim ảnh, âm nhạc, mùi hương, xúc chạm v.v... Những loại thức ăn này giúp chúng ta yêu đời để sống.

3. Ý chí muốn sống (tư thực), là những suy nghĩ, những tư tưởng, những quyết tâm, những tranh thủ v.v... của chúng ta để thực hiện bất cứ điều gì nhằm giữ gìn, bảo vệ mạng sống.

4. Tâm thức chính là nền tảng của sự sống – có tâm thức mới có sự sống (thức thực).
Vì thức ăn là để nuôi dưỡng thân tâm, trị liệu các bệnh khổ, cho nên trong khi “ăn” – dù là ăn theo nghĩa nào, người tu học cần phải giữ chánh niệm, để có thể thấy rõ thức ăn mình đang ăn là thực sự “bổ dưỡng” cho thân tâm hay chỉ là “chất độc” làm hại thân tâm. Và dĩ nhiên là chúng ta chỉ ăn các thức có tính chất bổ dưỡng và trị liệu mà thôi.

Qua bốn loại thức ăn trên, mong rằng các bạn đồng tu, đồng học chọn lựa cho phù hợp với cơ thể và trường dưỡng được đạo Tâm, đạo lực, đạo hạnh và đạo quả cho chính đời sống bạn!