Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Tìm Hiểu Xá Lợi Phật (ST)

Xá Lợi là gì?
Xá Lợi là những phần kết tinh còn lại sau khi làm l trà tỳ (ha thiêu) nhục cốt của Đc Phật và các vị cao tăng. Đối với người thường, sau khi thiêu xác, chỉ còn tro và phần xương cháy chưa rã.
Danh từ Xá Lợi do âm tiếng Phạn là Sàrìrikadhàtu. Ngày xưa nói đến Xá Lợi, người ta nghĩ đến Xá Lợi của Đức Phật. Sau này có những vị Thánh Tăng và các vị Đạo Sư đắc đạo, sau khi làm lễ trà tỳ, đệ tử cũng thâu được nhiều Xá Lợi. Tất cả những đồ dùng là di tích của Phật và các vị Thánh Tăng như y, bình bát, tích trượng, v.v. đều gọi là Xá Lợi. Hiện nay ở Miến Điện, người ta còn thờ tóc và móng tay của Đức Phật khi Ngài còn tại thế đã cắt cho hai vị đệ tử tại gia đầu tiên. Trong kinh tạng Pali thường đề cập đến Xá Lợi Xương, Xá Lợi Răng và Ngọc Xá Lợi.
Ngọc Xá Lợi là phần tũy kết tinh trở lại thành những viên có hình thể hơi tròn và cứng, lớn nhỏ khác nhau. Viên lớn như hạt đậu hạt bắp; viên nh như hạt gạo hạt mè. Xá Lợi có nhiều màu sắc và sáng đục khác nhau. Thông thường Xá Lợi có màu trắng, đỏ, hồng, xanh và vàng, có thứ trong như thy tinh, có thứ trng ngà như hạt gạo, có thứ phát ra ánh sáng nhẹ nhàng như pha lê, cũng có thứ màu sáng nhuận như san hô. Ngọc Xá Lợi là thành quả của công phu tu hành giữ gìn giới luật và công năng tu tập thiền quán cao thâm của Đức Phật và các vị cao tăng.
Kinh Đại Bát Niết Bàn din tả rằng sau lễ trà tỳ, Xá Lợi của Đức Phật được chia làm tám phần và phân chia cho đại diện của tám nước đem về tại quốc gia họ. Nhưng hơn 200 năm sau đó, khi hoàng đế A Dục thống nhất toàn thể lãnh thổ xứ n và trở thành một vị vua Phật tử hộ đạo, vua A Dục đã gom tất cả Xá Lợi ở tám nơi và chia thành 84,000 phần đựng trong 84.000 tháp báu nhỏ ban bố khắp các nước.
Sự Linh ứng Của Xá Lợi
Khi chiêm bái cùng một viên ngọc Xá Lợi, nhiều người đã thấy các màu sắc khác nhau, tùy theo nghiệp nặng nhẹ của mỗi người.
Tương truyền Ngọc Xá Lợi của Đức Phật có thể biến hóa từ ít thành nhiều, từ nhỏ thành lớn, từ đục thành trong, và tỏa sáng hào quang. Sự biến hóa kỳ diệu này phải do sự thành tâm lễ bái chí thành của người có đạo tâm. Ngài Hư Vân kể rằng khi ngài tới lễ Xá Lợi của Đức Phật tại chùa A Dục, càng lễ thì hào quang từ Xá Lợi càng lúc càng tỏa rạng. Cũng nhờ thành tâm lễ bái Xá Lợi mà ngài hết bịnh.
Thời k Phật Pháp mới truyền vào Trung Quốc  có hai Ngài Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan từ Trung Ấn sang để truyền bá Phật Pháp. Lúc ấy có Đạo Sĩ Chữ Thiện Tín ở núi Ngũ Nhạc không hài lòng, dâng biểu lên nhà vua xin cho thi tài với  hai Ngài. Họ để kinh sách của Lão giáo ở đàn phía đông và kinh  Phật cùng Xá Lợi để trên Thất bảo hành điện ở phía tây. Xong rồi hai bên thi triển thần thông đốt kinh sách. Kinh bên Đạo giáo thì cháy, còn kinh Phật thì vẫn nguyên. Lúc ấy Xá Lợi năm màu chiếu sáng, bay lên hư không, xoay tròn như che trùm cả đại chúng. Vua cùng đại chúng đều hoan hỉ, được điều chưa từng có.
Thời k nhà Ngô, Ngô Tôn Quyền chưa tin Phật Pháp nên đã chất vấn  Ngài Khương Tăng Hội: Ề Sa môn các ngài tu hành theo Phật giáo có những điềm linh ứng gì?Ể. Ngài trả lời rằng tuy Phật đã nhập diệt lâu rồi, nhưng Xá Lợi của Ngài lưu lại vẫn hiển hiện bao điềm linh diệu. Ngô Tôn Quyền không tin buộc Ngài phải cầu cho được Xá Lợi thì mới cho phép kiến lập Tháp Tự, nếu không được sẽ bị trị tội. Vì sự tồn vong hưng thịnh của Phật Pháp, Ngài cùng đại chúng đã đặt một bình đồng trên toà cao, chí thành khẩn cầu Xá Lợi hiển hiện oai linh. Đến ngày thứ hai mươi mốt, Xá Lợi đã xuất hiện trong bình chiếu sáng năm màu rực rỡ. Ngô Tôn Quyền tự tay cầm lấy bình chứa Xá Lợi đổ lên mâm đồng. Hạt Xá Lợi vừa rơi xuống thì mâm đồng liền b bể tan. Ngô Tôn Quyền cho để Xá Lợi lên đe bằng sắt và dùng búa đp. Chỉ thấy đe lún xuống và Xá Lợi vẫn tỏa hào quang sáng ngời. Thấy điềm linh dị rõ ràng, Ngô Tôn Quyền mới có niềm tin trong Phật Pháp.
Riêng Xá Lợi Răng và Xương của Đức Phật  thì không có sự biến hóa ít thành nhiều, do vậy bảo tháp thờ Xá Lợi Răng và Xương rất hiếm, riêng tháp thờ Ngọc Xá Lợi thì nhiều.
Nói chung, tất cả các Xá Lợi đều có một giai trò quan trọng đối với  chúng ta, vì Xá Lợi là báu vật biểu trưng như Đức Phật còn tại thế. Nếu chúng ta dùng tâm thanh tịnh, cung kính lễ bái, cúng dường, tán thán thì được phước đức vô lượng vô biên.
Xá Lợi không chỉ là nhân tố tạo nên mọi sự phước đức mà còn là động lực chuyển xoay tâm hồn con người từ hung dữ trở thành hiền lương, từ vô đạo đức trở thành có đạo đức.


Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Tài Sản Quý Nhất!


Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, có bảy tài sản này, thế nào là bảy? Tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tài và tuệ tài.
Ở đây, vị Thánh đệ tử có lòng tin, tin tưởng vào sự giác ngộ của Như Lai, gọi là tín tài.
Ở đây, vị Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh, trộm cắp… say sưa, gọi là giới tài.
Ở đây, vị Thánh đệ tử có xấu hổ đối với thân, miệng, ý làm ác, gọi là tàm tài.
Ở đây, vị Thánh đệ tử có sợ hãi đối với thân, miệng, ý làm ác, gọi là quý tài.
Ở đây, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, giữ gìn những gì đã nghe, đề cao đời sống phạm hạnh, đọc tụng nhiều lần, chuyên tâm quán sát, thành tựu chánh kiến, gọi là văn tài.
Ở đây, vị Thánh đệ tử với tâm từ bỏ xan tham, ưa thích xả bỏ, san sẻ vật bố thí, gọi là thí tài.
Ở đây, vị Thánh đệ tử có trí tuệ về sanh diệt, thành tựu Thánh thể nhập, đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau, gọi là tuệ tài.
Này các Tỷ kheo, đây gọi là bảy tài sản, ai có được những tài sản này, được gọi là không nghèo khổ.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bô III, chương 7, phẩm Tài sản, phần Các tài sản rộng thuyết, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr 280)
LỜI BÀN:
Nói đến tài sản người ta thường nghĩ đến sự sở hữu nhiều thứ như tiền bạc, nhà cửa, đất đai… Càng có nhiều tài sản thì càng được tiếng giàu có và nhất là cảm giác ổn định, bền vững trong cuộc sống được gia cố vững chắc thêm. Vì thế, làm giàu đúng đắn, lương thiện là tiêu chí chung cho toàn thể nhân loại phấn đấu, hướng đến xây dựng một đời sống hoàn thiện, sung mãn. Và những tài sản của thế gian, không sớm thì muộn, cũng phải chia năm sẽ bảy, nên có câu: 
"Ai ơi! Tiền của có ra gì?
Sao nhọc lòng ta phải nghĩ suy.
Tiền thuộc năm nhà chia sẽ mãi. ( Vua, Trộm, Thủy, Hỏa và Con bất hiếu)
Lao công nhọc trí tại vì mi."
Tuy vậy, xây dựng tài sản vật chất chỉ là một phần của cuộc sống. Sẽ là một sai sót lớn cho cá nhân và cả xã hội nếu chỉ chú trọng tạo dựng tài sản vật chất mà xem nhẹ hoặc quên mất việc làm giàu, phát triển tài sản tinh thần. Sự mất quân bình trong quá trình phát triển vật chất và tinh thần sẽ tạo ra những khủng hoảng xã hội, nhất là các vấn đề như băng hoại đạo đức, suy đồi nhân cách, những quan niệm sống lệch lạc thiên về hưởng thụ, vong thân vong bản…
Đối với người tu thì “xả phú cầu bần” là một trong những điều kiện cần để góp phần tích lũy, thăng hoa gia sản tinh thần. Tài sản tinh thần tuy vô hình nhưng rất đồ sộ và không khó để tạo dựng. Chẳng cần phải cạnh tranh khốc liệt kiểu “thương trường là chiến trường” vẫn kiến tạo được tài sản tinh thần tín, giới, tàm, quý, văn, thí và tuệ.
Tài sản tinh thần là tặng phẩm của tạo hóa vốn dĩ hào phóng ban tặng đầy đủ cho mỗi người. Tìm lại những gì thánh thiện uyên nguyên đã lãng quên và đánh mất là cách làm giàu của người tu. Tài sản này một khi đã tích lũy được sẽ làm cho những ai sở hữu nó thật sự giàu có, hạnh phúc và bền vững trước mọi biến động của thời cuộc.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

VÈ YÊN TỬ

Nghe vẻ, nghe ve
Nghe vè Yên Tử
Non thiêng mấy trượng
Đường xá khó trèo
Giải Oan một cái
Hoa Yên, Một Mái
Bảo Sái, Chùa Đồng
Nhìn quẩn nhìn quanh
Bao la bát ngát
Trên cao gió mát
Kỳ Sinh điểm dừng
Thong thả tay chân
Ngỏ xuống Vân Tiêu
Bao quát tứ điều
Thác Vàng ngự dội
Vua Trần đến ngự
Xuất trần thượng sỉ
Cứu rỗi chúng sanh
Am Hoa, Am Dược
Thác Bạc Ngài chơi
Rong ruổi tháng ngày
Tiêu diêu tự tại
Đầu đà hạnh lành
Thiền phái Trúc Lâm
Ra đời từ đó
Ngài dạy chúng sanh
Ăn chay giữ giới
Sát sanh hại mạng
Là điều cấm răn,
Trộm cướp tà dâm
Là điều phải giữ,
Nói dối bài điều
Thêu dệt bịa thêm
Cùng là vọng ngữ
Ỷ ngữ điêu ngoa
Là điều kiêng kỵ
Rượu dối lòng người
Gạt gẫm người hiền
Ngu si mê muội
Bỏ việc làm ăn
Bê tha việc nhà
Cho nên cấm kỵ
Mọi việc yên lành
Người người nô nức
Tu hành tích đức
Thập thiện dạy người
Truyền dạy bao đời
Lòng ngay chẳng dối
Không phải của mình
Thì không được lấy.
Điều hay, ý đẹp
Noi gương người xưa
Vâng làm việc lành
Hiếu thuận mẹ cha
Trung quân ái quốc
Luật pháp ban hành
Mọi người thi hành
An dân trị nước
Nhà cửa thanh bình
Lúc ngài ra đi
Đầu tháng mười một
Tuổi vừa năm mốt
Cởi bỏ chiếc thân
Phù du giả tạm
Trở về quê cũ
Lập Tháp Hoa Yên
Truyền pháp đời sau
Người kế thừa lại
Nhị Tổ Pháp Loa
Noi gương Sơ Tổ
Bao đời lịch Tổ
Huyền Quang Tam Tổ
Truyền lại Chân Nguyên
Kế thừa diệu pháp.
Dòng dõi Trúc Lâm
Ngày này hậu bối
Khôi phục Thiền Tông
Thanh Từ khởi sáng
Nối tiếp ngọn đèn
Độ khắp quần sanh
Người già trẻ nhỏ
Sung sướng tu hành
Biết vọng không theo
Là điều trị liệu
Vọng niệm không sanh
Thường biết bổn tâm
Cơm của đàn na
Hai buổi vừa no
Tu hành tinh tấn
Giới Định thường trao
Huệ tâm khai sáng
Dìu dắt tông đồ
Là Thầy Đắc Pháp
Người khéo chỉ đường
Là Thầy Thông Phương
Giữ gìn quy củ
Tiếp nối hậu lai
Báo ân chư Phật
Lịch tổ tại đường
Chứng minh gia hộ
(Ất Dậu Niên Trung Ngươn Thất Ngoạt Sơ Thập Ngũ Nhật, Kỉ Niệm)

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Chùa Độc Bộ _((i))_


Con đường Độc nhất đến Phật đây,
Bộ bộ tăng già đát rị đa
Đền ơn Phật Tổ, hướng về đâu?
Mà sao sáng tỏ, Phật lòng ta.
Nếu ai giác ngộ, con đường ấy,
Là Phật trong ta, ở Ta Bà.
Sống vui, tốt đẹp thêm lợi ích,


Người thời nhàng rỗi, Niệm Ba La.